【bảng xếp hạng giải trung quốc】Ôi, quê tôi!

Bình yên La Chữ

Quê tôi – làng La Chử,Ôiquêtôbảng xếp hạng giải trung quốc cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km về phía Tây-Tây Bắc. Dương Văn An trong “Ô Châu Cận lục” đã viết “La Chử non xa, cầu vồng thu sương ngàn núi” (bản dịch của Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc, NXB Thuận Hóa, Huế 2001). Tên làng, theo các cụ cao tuổi, có nghĩa là “tấm lụa phẳng trải bên bến nước”. Làng có bốn phường: Thượng, Trung, Đông, Nam; có 28 xóm, 7 giếng nước và 36 họ.

Dẫu là dân La Chử toàn tòng nhưng tôi sinh ra ở nơi khác, giọng nói vẫn còn đặc sệt miền thơ ấu. Đến nay, ngót nghét nửa thế kỷ sống tại làng, gần tuổi hoa giáp, tôi bỗng giật mình mình chẳng biết, chẳng hiểu gì về quê hương bản quán, tựa như chiếc áo ngày nào cũng mặc mà đâu biết có bao nhiêu nút! Ra ngõ, gặp di tích này, hiện vật kia, thấy từng địa danh đã đi vào lịch sử, nghe nhiều giai thoại về các nhân vật, tôi đâu có để tâm đưa vào bộ nhớ. Rảnh rỗi, bắt chước Thiền sư Muju, tôi ngồi “góp nhặt cát đá” để “ăn mày dĩ vãng”, cũng là để sửa mình.

Người dân trong vùng truyền tụng “Thình thình như cột đình La Chử”. Đó là niềm tự hào của dân làng mà công đầu thuộc về rể quý –Đại Tư đồ Võ Văn Dũng-người được Nguyễn Huệ sai đóng quân ở làng tôi, án ngữ mặt Bắc thành Phú Xuân. Đình làng nhiều lần trùng tu, sửa chữa như vào các năm Quý Sửu (1673), Nhâm Tuất (1742), Mậu Thân (1788)... Lần này, đình được làm mới, mở rộng, nâng cao nhưng có ba cột hàng nhất bị tì, không đạt yêu cầu, làng đã nhờ quan Điện Tiền tướng quân Võ Văn Dũng cho người ra Nghệ Tĩnh mua, sau ba tháng mới đem vào tận nơi. Trong kháng chiến chống Pháp, quân giặc đốt đình (khoảng 1950), các cột gỗ cháy ngún cả tháng trời! Đáng nói, Tư đồ Võ Văn Dũng và bà Lê Thị Vi, Chánh nhất phu nhân còn đúc một bộ lư đồng để cúng và thờ vĩnh viễn ở Chánh án tại Đình. Lư có hình khối chữ nhật, bốn chân đúc hình mặt sư tử, quai lư đúc hình quai vạc. Cổ lư có khắc ba chữ Hán “La Chử xã” đúng kiểu khắc trên Chuông chùa đúc năm Tân Hợi (1791). Qua loạn lạc, lư vào tay một người ở đường Phan Chu Trinh (Huế). Làm ăn thất bại, ông này rước Phật về thờ và nhờ một vị Thượng tọa đến làm lễ. Nhận thấy bộ lư có chữ “La Chử xã”, nhà sư khuyên chủ nhân trả lại cho làng vào năm 1991 vì không thể thờ được trong nhà. Thế là sau hơn 40 năm, lư trở lại chỗ cũ!

Tư đồ cùng cha vợ - ông Lê Công Học, và vợ -bà Lê Thị Vi, tiến cúng cho chùa làng quả Đại Hồng Chung đúc vào năm 1791. Bao tháng năm, dân làng vẫn giữ gìn, bảo quản được quả chuông và đây là quả chuông duy nhất còn lại được đúc vào thời Tây Sơn. Bởi vậy, năm 2007, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công nhận Đình và Chùa của làng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Bài vị của Tư đồ Võ Văn Dũng cùng vợ và bà Đại Tư đồ Thái phó Bùi Thị Xuân hiện thờ tại Chùa làng, hàng năm dân làng đều cúng giỗ, tưởng nhớ công ơn. Nhắc đến “Hạ lang”, “Võ hội” là nhắc đến tên tuổi của Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, bởi đất Võ hội là nơi tập luyện quân lính của Võ Văn Dũng, tọa lạc phía sau Trường THPT Đặng Huy Trứ, giáp với làng Hương Cần, và đất Hạ Lang là chỗ Bùi Thị Xuân luyện voi chiến, nay thuộc địa phận làng An Đô.

Thế đất làng tôi được một số người am hiểu phong thủy chia thành nhiều thế, như “Thế đất cò ngôi đình tọa lạc”, “Thế đất long kỳ”, “Thế đất nghiên bút”. Không rõ có ứng nghiệm không mà mỗi thế đất đều sản sinh nhân vật đượm màu huyền thoại.

Thế đất long kỳ nằm ở phường Thượng, con đường bến ở đầu làng có một khoảng đất phình ra theo hình tam giác, nhìn giống như dáng một lá cờ đại truyền thống treo chầu trước án Đình. Nhà của Tả quân Nguyễn Tiến Lâm (?-1847) ở thế đất này. Ngài có sức mạnh phi thường, bằng chứng là lúc còn trẻ, sinh sống bằng nghề đốt than, có lần đã bỏ thêm vào hai bội than ba phiến đá lớn, dài cả thước Tây, gánh từ trong núi ra. Người dân lấy bắc qua đường mương để đi lại. Nay, con cháu họ Nguyễn Tấn đưa ba phiến đá về nhà thờ họ lưu giữ, bảo quản. Chuyện này chứng minh cho việc Ngài đá hai bội than xuống sông An Hòa, đoạn ở cầu An Hòa hiện tại đến cầu Bao Vinh, than nổi đặc sệt, đen cả dòng sông. Ngài có một con dâu và một cháu dâu là con gái thứ 17 và thứ 54 của vua Minh Mạng (Công chúa Phú Phong (1824-1863) và Thông Lâng Công chúa (1838-1872)).

Thế đất nghiên bút ở phường Trung sinh ra Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Lê Hoàn (1873-1937), là một trong hai vị Hoàng Giáp của đất Thừa Thiên trong suốt 143 năm nhà Nguyễn (người còn lại là ông Trần Dĩnh Sĩ quê ở Kế Môn, Điền Môn). Dân làng kể lại, khi đi cày về, nghe tin người cháu mình (nhưng lớn tuổi hơn) đỗ Cử nhân Khoa thi 1895, ông vứt cày xuống đất than rằng: Thăng Ng. còn đậu, huống gì tau! Rồi bỏ làm ruộng, tập trung vào học. Năm 1907, ông đậu Hoàng Giáp, cùng khoa với cha đẻ nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Trong “Đại Nam địa dư chí ước biên”, khi đề cập về các nhân vật ở Thừa Thiên Huế, ngoài các nhân vật nổi tiếng, Cao Xuân Dục giới thiệu bốn dòng họ “Nguyễn, Đặng, Thân, Hà – thế gia tề danh”, mà họ Hà là Hà Thúc ở làng tôi. Tuy nhiều người đỗ đạt nhưng họ Hà Thúc không có người đậu cao, chủ yếu là cử nhân, còn một tiến sĩ và hai Phó bảng toàn là người họ khác (Hoàng Giáp Lê Hoàn và Phó bảng Nguyễn Đức, Nguyễn Đĩnh).

 Nguồn gốc chiếc Khánh đá La Chử đang lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế chưa có lời giải, còn chờ các nhà nghiên cứu. Hương chức của làng đem nộp chiếc Khánh cho Thượng thư Bộ học Hồ Đắc Trung vào năm 1915 và cho biết dân làng đào được ở khúc hói trước đình làng, dưới độ sâu khoảng 3m và đem treo ở Chùa làng vào năm 1803. Ông R.Orband, hội trưởng Đô Thành hiếu cổ hội đã tiếp nhận hiện vật, khảo tả và viết bài đăng trên tạp chí B.A.V.H.1915 N04 bài viết cung cấp một số chi tiết: Khánh đá có màu trắng, vân xanh, vân nhạt, hồng ngọc, bị mất một góc, tiếng kêu rất thanh, giọng trong và cao. Phần đầu khánh rất đẹp, trên hết có khoan lỗ để treo, hai bên có hai hình rồng năm móng, biểu hiện quyền uy của vua chúa, hai hình rồng đối xứng nhau từng chi tiết-đuôi rồng ở trên, thân rồng uốn xuống và hai đầu rồng lại uốn ngẩng lên để chầu vào giữa. Ở phần dưới lỗ treo khánh khắc hai chữ “Quốc Chúa” rồi đến cái ấn vuông phần eo cổ khánh, bên tay phải người nhìn có chữ “Ngự”, bên tay trái có chữ “Thư”. Dấu ấn vuông có 6 chữ triện “Quân chủ ngự bút chi bửu” khắc thành ba hàng. Thân khánh viết bài văn của chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu ngự bút, bài minh tám hàng mười sáu câu, mỗi câu bốn chữ. Lạc khoản có hai dòng đề là “Bảo Thái ngũ niên tuế thứ Giáp thân thập nguyệt sơ tam cát nhật” (theo dương lịch là 18/11/1724). Có người là con em của làng cố công tìm tòi, tra cứu, cho rằng: năm Mậu Tuất (1718), phủ Chúa đóng ở Bác Vọng, có quan Cai bạ xứ Quảng Nam là Trịnh Phúc Tri, tước Vĩnh Khánh Hầu, trong lúc sửa  lại chùa Trường Giang trong xứ Quảng, gặp được một phiến đá màu hồng quý đẹp, đem ra Thuận Hóa dâng Chúa Thượng. Chúa thích ý đem sai đẽo thành chiếc “Vân Khánh”, ngự bút khắc văn bài “Minh” lên Khánh định đem tặng cho một ngôi chùa cổ, không rõ là chùa nào. Có thể giai đoạn này quân Trịnh hạ thành Phú Xuân rồi nhà Tây Sơn (1777-1801)... có quá nhiều xáo trộn, người dân sợ mới đem Khánh dìm xuống nước.

Bao đời này, dân làng tôi tự hào:

La sơn chung vượng khí

Chử giang minh nguyệt thanh

Bài: Hà Xuân

Ảnh: Trung Phan