Vừa qua,ámđốcbệnhviệnBạchMailêntiếngvụbácsĩnhânviênnghỉviệctinhgọcách đánh baccarat không bao giờ thua 221 người làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai xin thôi việc, tinh giản. Trong số này có 28 bác sĩ, bao gồm 1 phó giáo sư, 10 tiến sĩ.
GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, việc dịch chuyển là hết sức bình thường trong cơ chế thị trường. Hiện có rất nhiều bệnh viện tư nhân ra đời, thu hút một nguồn nhân lực nhất định từ bệnh viện Nhà nước ra ngoài làm.
Với Bệnh viện Bạch Mai, sau khi 28 y, bác sĩ xin thôi việc, chuyển công tác, bệnh viện đã tuyển dụng được khá nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó có nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và hàng chục bác sĩ nội trú là những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, đúng chuyên khoa.
Ngoài ra, bệnh viện cũng ký hợp đồng với nhiều điều dưỡng đã được đào tạo nâng cao tay nghề từ năm 2019.
Theo ông Tuấn, nhân lực của bệnh viện có dịch chuyển ra ngoài nhưng dịch chuyển vào chất lượng cao hơn.
“Bệnh viện Bạch Mai có gần 1.000 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ nên việc 28 người chuyển đi không ảnh hưởng gì đến hoạt động chuyên môn của bệnh viện”, ông Tuấn khẳng định.
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai giải thích có 4 lý do chính khiến nhân viên thôi việc: Do tinh giản một số bộ phận, thu nhập giảm vì Covid-19, tâm lý căng thẳng sau các vụ lùm xùm xã hội hoá và do áp lực đổi mới.
Tuy nhiên theo một số bác sĩ nghỉ việc, lý do thực sự khiến họ ra đi là vì mô hình quản trị mới có nhiều điểm không hợp lý, theo hướng tư nhân hoá, có người bị chuyển sang công việc khác không đúng chuyên môn.
Thúy Hạnh
Bệnh viện Bạch Mai phải thay đổi nhưng không được để nhân tài đi hết
Độc giả VietNamNet có nhiều chia sẻ với góc nhìn khác nhau về việc 221 cán bộ, người lao động ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thôi việc, tinh giản.