Sững sờ vì bị lừa tiền cọc
Cuối tháng 6/2022,áchdulịchđặtcọcvillaHeliosởVũngTàusữngsờvìđiểmđếnlàquánlẩtỷ số famalicao chị Tr. Nguyễn (Đồng Nai) lên mạng tìm hiểu để đặt phòng nghỉ cho chuyến du lịch cùng bạn bè tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Đoàn gồm gần 20 thành viên với nhiều trẻ nhỏ nên chị Tr.ưu tiên khu lưu trú rộng rãi, có không gian vui chơi.
Khi lướt Facebook, chị Tr. vô tình đọc được bài quảng cáo về căn biệt thự mang tên Helios Villa, có ghi địa chỉ ở số 209 Hoàng Hoa Thám, phường 2, TP Vũng Tàu. "Hình ảnh họ đăng tải nhìn rất đẹp, khang trang, rộng rãi. Bên cạnh đó, họ cho biết, do mới khai trương nên giá thuê villa vào ngày thường được giảm 50%, từ 10 triệu đồng/đêm xuống 5 triệu đồng/đêm. Mức giá rẻ này ngay lập tức khiến mình chú ý", chị Tr. chia sẻ với báo VietNamNet.
Chị Tr. thấy fanpage của căn villa này có khá nhiều lượt người theo dõi, tương tác nên tin tưởng. Chị Tr. còn đọc được quyết định công nhận đạt chuẩn 3 sao mà "Villa Helios" đưa lên mạng xã hội.
"Sau đó mình liên hệ qua fanpage để hỏi thông tin, đặt cọc phòng cho đêm 6/7. Mình được hướng dẫn chuyển cọc 50% cho chủ villa tên Nguyễn Quốc Hùng. Mình cả tin nên ngay lập tức chuyển 2,5 triệu đồng", chị Tr. cho biết. Sau đó, chị Tr. còn nhận được hình ảnh phiếu xác nhận đặt phòng.
Tới ngày 6/7, đoàn chị Tr. hào hứng đến Vũng Tàu và tìm tới 209 Hoàng Hoa Thám, phường 2, TP Vũng Tàu. Lúc này, cả đoàn tá hỏa khi không hề tìm thấy có căn villa tên Helios. Khu vực này là một dãy các quán lẩu, cà phê.
Chị Tr. chụp hình, quay video gửi vào tài khoản Facebook từng giao dịch thì mới phát hiện không thể liên lạc. Lên các hội, nhóm tại Vũng Tàu, chị phát hiện một số trường hợp tương tự. "Lúc này, biết đã bị lừa, mình đành cùng bạn bè đi thuê nơi khác nghỉ ngơi. Chuyến đi trở nên nặng nề, mất vui vì sự cả tin, chủ quan của mình", chị Tr. cho biết.
(Ảnh: NVCC)
Tương tự như chị Tr., gia đình 14 thành viên của chị Trần Thị Ngọc Yến (Bình Tân, TPHCM) cũng là nạn nhân trong vụ việc này.
Chị Yến cũng đọc thông tin quảng cáo về căn villa trên Facebook. Khi chị Yến liên lạc tìm hiểu thì được tư vấn thông tin rất nhiệt tình về diện tích, cơ sở vật chất, dịch vụ. Người này còn gửi các giấy tờ như căn cước công dân của chủ villa, quyết định công nhận đạt chuẩn 3 sao và số điện thoại của chủ villa. Chị Yến gọi theo số điện thoại được cung cấp để xác minh thông tin.
"Phía tư vấn viên còn liên tục cho biết, thời điểm này đang mùa cao điểm nên lượng khách đặt phòng cao. Điều đó khiến tôi vội vàng chuyển khoảng 2,5 triệu đồng cho họ", chị Yến kể. Sau khi chuyển khoản, chị Yến cảm thấy sốt ruột nên liên tục hỏi về việc xác nhận chuyển khoản nhưng phía tư vấn viên tìm nhiều lí do trì hoãn.
Vài ngày sau, chị Yến bắt đầu đọc được những bài chia sẻ về việc Helios Villa lừa đảo tiền cọc của du khách. "Lúc này tôi vội liên lạc thì phía fanpage đã chặn tôi. Biết mình bị lừa, tôi cảm thấy rất thất vọng. Dù chuyến đi của gia đình vẫn diễn ra nhưng bản thân tôi cảm thấy mất vui", chị Yến cho biết.
Theo tìm hiểu, đến nay đã có khoảng 200 du khách bị "Helios Villa" lừa tiền đặt cọc với chiêu thức như trên. Hiện nay, fanpage "Helios Villa" đã bị xóa. Sau khi bị lừa, nhiều nạn nhân của villa "ma" này đã tập hợp thành nhóm trên mạng xã hội để cùng trao đổi, lên tiếng tố cáo.
Tư vấn viên khéo léo dụ chị Yến đặt cọc (Ảnh: NVCC)
"Của rẻ là của ôi"
Anh Lâm (TPHCM), một nạn nhân khác trong vụ việc thừa nhận, vì ham rẻ, cả tin nên anh trở thành "miếng mồi ngon" cho những kẻ lừa đảo. "Họ đưa ra mức giá rất ưu đãi, khuyến mãi đến 50% nên chúng tôi bị thu hút. Đúng là của rẻ là của ôi", anh Lâm nói.
Các nạn nhân có tâm lý tin tưởng khi thấy đối tượng công khai nhiều giấy tờ trên mạng. Bên cạnh đó, họ không có nhiều thời gian kiểm tra, xác minh thông tin địa chỉ villa vì đối tượng lừa đảo liên tục thúc giục đặt cọc phòng nếu không sẽ hết chỗ.
Một số người phát hiện, nhóm đối tượng "Helios Villa" đã lấy hình ảnh của một biệt thự ở nước ngoài để đăng trên fanpage rồi "chạy" quảng cáo khai trương, giảm giá. Nhóm này còn tạo định vị vị trí villa ở Vũng Tàu để gửi địa chỉ cho khách khi họ hỏi.
Sau khi bị nhiều người đăng bài báo cáo sự cố thì nhóm này xóa fanpage. Sau đó, tiếp tục tạo fanpage khác, tên khác và đổi sang những địa danh du lịch khác để lừa đảo.
Không biết kêu ai
Chị Tr. và bạn bè dù bức xúc vì bị lừa nhưng họ đành chấp nhận vì không biết phải làm đơn tố cáo gửi tới đâu.
Chị Yến tìm cách liên lạc trình báo theo một số bài hướng dẫn trên mạng nhưng chưa có kết quả. "Tôi cũng đã liên hệ ngân hàng và phòng giao dịch để đề nghị truy soát tài khoản nhưng không có kết quả khả quan. Số tiền không quá lớn nhưng thủ tục tố cáo quá rườm rà khiến tôi và nhiều người chán nản", chị cho biết. "Tuy nhiên bản thân tôi vẫn muốn chia sẻ câu chuyện của bản thân để cảnh tỉnh mọi người và hy vọng khi có nhiều người lên tiếng, cơ quan chức năng sẽ sớm vào cuộc điều tra làm rõ", chị nói thêm.
Ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đơn vị này đã nắm được thông tin ban đầu về vụ việc qua phản ánh của báo chí. "Đối tượng lừa đảo du khách qua mạng không có cơ sở lưu trú trên địa bàn nên sự việc thuộc phạm vi của cơ quan công an, sở Thông tin truyền thông. Tuy nhiên, chúng tôi đã cử thanh tra sở du lịch qua phối hợp làm việc", ông Hàng cho biết.
Riêng về tờ quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch mà fanpage Helios đăng tải, ông Hàng khẳng định có nhiều dấu hiệu làm giả, sửa đổi trái phép.
Ông Hàng cho biết, khi tìm hiểu đặt phòng tại Vũng Tàu, du khách nên tra cứu thông tin tại website Trung tâm điều hành đô thị thông minh thành phố Vũng Tàu để tránh các trường hợp lừa đảo tương tự.
Báo VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.