Empire777

Rủi ro nợ xấu gia tăng, ngân hàng đề nghị quy định về quyền đòi nợ Lợi nhuận ngân hàng nửa đầu năm: bayern munchen vs

【bayern munchen vs】WB chỉ ra hàng loạt thách thức, hệ thống ngân hàng phải nâng cao sức chống chịu

Rủi ro nợ xấu gia tăng,ỉrahàngloạttháchthứchệthốngngânhàngphảinângcaosứcchốngchịbayern munchen vs ngân hàng đề nghị quy định về quyền đòi nợ Lợi nhuận ngân hàng nửa đầu năm: Nơi tăng trưởng hơn 60%, chỗ giảm mạnh gần 90% “Bước lùi” của các ngân hàng trong quý 2

Chất lượng tài sản xấu đi, nợ xấu gia tăng

Dù hệ số an toàn vốn (CAR) bình quân của khu vực ngân hàng ở mức 11,4% vào năm 2022 là vẫn cao hơn mức an toàn tối thiểu, nhưng mức đệm dự phòng vốn tại một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn và ngân hàng tư nhân nhỏ còn thấp, nên năng lực hấp thụ các cú sốc hoặc nợ xấu gia tăng còn hạn chế.

Theo báo cáo điểm lại tình hình kinh tế vĩ mô vừa phát hành của WB, tín dụng tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước phản ánh nhu cầu tín dụng và hoạt động đầu tư đang yếu đi do hoạt động kinh tế bị suy yếu.

Bà Dorsati Madani, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho hay, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính xấu đi, nợ xấu có xu hướng gia tăng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục ngưng trệ khi khối lượng phát hành chỉ bằng khoảng 1/4 so với cùng kỳ năm 2022 và 98 doanh nghiệp đang mất khả năng trả nợ trái phiếu doanh nghiệp với tổng mức lên đến 128,5 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 11,1% tổng dư nợ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Tín dụng tăng chậm, nợ xấu tăng là những thách thức lớn tới hệ thống ngân hàng.
Tín dụng tăng chậm, nợ xấu tăng là những thách thức lớn tới hệ thống ngân hàng.

Cách đây không lâu, khảo sát các ngân hàng của Vietnam Report cũng đã chỉ ra 7 thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng trong năm 2023. Trong đó, nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống được các ngân hàng nhận diện là thách thức lớn nhất phải đối diện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, sự suy thoái của thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng bán chéo bảo hiểm cũng khiến các ngân hàng lo ngại sẽ trực tiếp tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ khía cạnh rủi ro chất lượng tài sản và xói mòn niềm tin.

Theo WB, nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng và giải quyết áp lực trên bảng cân đối của khu vực ngân hàng, các cấp có thẩm quyền đã thông qua nhiều chính sách hỗ trợ, bao gồm tái ban hành quy định về tái cơ cấu thời hạn trả nợ.

Trong tháng 3/2023, Chính phủ ban hành quy định cho phép tái cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp và tạm hoãn thi hành các quy định bổ sung về phát hành được ban hành trước đó, qua đó làm giảm áp lực ngắn hạn cho bên vay và loại bỏ khó khăn trong việc đảo nợ những trái phiếu đáo hạn. Đồng thời, Chính phủ cũng nới lỏng các quy định liên quan đến việc các tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu doanh nghiệp nhằm giảm nhẹ vấn đề thanh khoản trên thị trường trái phiếu...

Cải thiện để nâng cao khả năng chống chịu

Tuy nhiên, WB đánh giá, tình trạng bất ổn định kéo dài nếu thị trường tài chính toàn cầu có khả năng lại làm dấy lên căng thẳng trong khu vực ngân hàng trên toàn cầu, chính sách tiền tệ bị thắt chặt hơn nữa ở các nền kinh tế phát triển có quy mô lớn nhằm chống lạm phát kéo dài có thể làm gia tăng chênh lệch lãi suất hiện hành giữa các thị trường trong nước và quốc tế. Điều này có thể gây áp lực tỷ giá lên đồng nội tệ.

Vì thế, bà Dorsati Madani nhận định, các yếu tố căn bản của khu vực tài chính cần được cải thiện theo một số hướng nhằm nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng. Mặc dù các biện pháp như cắt giảm lãi suất, nới lỏng hạn chế về thanh khoản, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và nhóm nợ giúp xử lý những khó khăn trên thị trường tín dụng trong ngắn hạn, nhưng cũng có thể làm tăng nợ xấu và tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi, làm dấy lên quan ngại về bất cân đối kỳ hạn trên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng.

Trong trung hạn, chuyên gia của WB khuyến nghị, cải cách cơ cấu có vai trò hết sức quan trọng để xử lý những rủi ro tài chính phát sinh và định vị để khu vực này phát triển bền vững. Đồng thời phải tăng cường hệ số an toàn vốn ngân hàng để đảm bảo đủ vốn nhằm hấp thụ thua lỗ có thể xảy ra và duy trì ổn định khi phải đối mặt với các cú sốc kinh tế.

Chuyên gia của WB cũng cho rằng các cơ quan quản lý cần tăng cường cơ chế, thể chế về giám sát an toàn, can thiệp sớm, xử lý các ngân hàng yếu kém và quản lý khủng hoảng, nhằm theo dõi và can thiệp hiệu quả những tổ chức tài chính có vấn đề, ngăn ngừa khủng hoảng leo thang và giảm thiểu rủi ro hệ thống. Bên cạnh đó, cơ chế chặt chẽ về xử lý các ngân hàng yếu kém có vai trò hết sức quan trọng để tạo điều kiện xử lý có trật tự các ngân hàng mất khả năng trả nợ, bảo vệ người gửi tiền và bảo đảm ổn định tài chính.

Nhấn mạnh thêm về sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, bà Dorsati Madani cho rằng đây là cơ hội để tăng cường thẩm quyền theo pháp luật của NHNN với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước và giám sát ngân hàng, nhằm tăng cường tính độc lập trong hoạt động và cải thiện các chức năng và thẩm quyền giám sát ngân hàng, đồng thời hình thành nên khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện xử lý các ngân hàng yếu kém để đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính.

Vì thế, báo cáo của WB khuyến nghị Luật này cần sửa đổi theo hướng hài hòa với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi giám sát các tổ chức tài chính dựa trên rủi ro; trao quyền để NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng lập, duy trì và định kỳ kiểm tra kế hoạch phục hồi nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng đó chủ động ứng phó tình trạng căng thẳng phát sinh; xử lý các ngân hàng yếu kém thông qua pháp luật, chính sách và thủ tục chặt chẽ…

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap