【tây ban nha vs brazil】Chuẩn bị chương trình phục hồi kinh tế khi dịch virus corona kết thúc

Hưởng ứng lời kêu gọi "phải đón bắt thời cơ,ẩnbịchươngtrìnhphụchồikinhtếkhidịchviruscoronakếtthútây ban nha vs brazil biến nguy cơ thành thời cơ”, các tập đoàn đều thể hiện đồng tình, ủng hộ, nỗ lực thực hiện mục tiêu kép mà Thủ tướng đề ra "vừa chống dịch tốt, vừa phát triển sản xuất kinh doanh".

Đề nghị miễn giảm từ 50 - 70% phí dịch vụ hoạt động hàng không

Hãng hàng không Vietjet Air đã nhanh chóng có kịch bản ứng phó, không bị "thất thủ" trước dịch virus corona bằng việc khởi động ủy ban khẩn cấp phòng chống dịch vào ngày 21/1, góp phần giải quyết phương tiện đi lại cho hành khách, kiểm soát dịch bệnh.

Đại diện Vietravel ủng hộ các biện pháp của Chính phủ về việc giảm bớt luồng khách từ nước ngoài nhập cảnh là cần thiết vì chống được dịch, ổn định tâm lý, có môi trường an toàn thì du khách mới an tâm, mới đi du lịch.

Tập đoàn thực phẩm Massan cho biết, các nhà máy đang chạy hết công suất để bảo đảm cung ứng thực phẩm cho người dân. Tập đoàn có kế hoạch để làm sao ngày càng nhiều người dân chọn cách thức mua hàng trực tuyến, ngồi tại nhà mua hàng mà không cần trực tiếp đến siêu thị.

DN nêu kiến nghị tại buổi làm việc. Ảnh: VGP

Tổng giám đốc Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung mong được Chính phủ quan tâm đến việc xếp các dự án du lịch được ưu đãi đầu tư, nhất là các dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn, có vốn trên 10.000 tỷ đồng.

FLC chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để ngay sau khi dịch kết thúc thì phát triển mạnh hơn, bù đắp lại thiệt hại kinh tế do dịch gây ra như lò xo bị nén lại, nay bật lên.

Ngoài ra, các DN kiến nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như các giải pháp miễn, giảm, giãn nộp thuế, phí, thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cơ cấu lại các khoản nợ…

Trong đó, có kiến nghị miễn thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường cho nhiên liệu bay, miễn giảm từ 50 - 70% phí dịch vụ hoạt động hàng không...

Không để đất nước rơi vào tình trạng khó khăn, DN đình đốn

Hoan nghênh, đánh giá cao sự kiên cường vươn lên của các tập đoàn, DN trong cả nước dù gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng đã cố gắng duy trì và phát triển, Thủ tướng khẳng định, sẽ tiếp thu tối đa để làm sao có chính sách tốt hơn, phù hợp hơn với tinh thần tạo mọi điều kiện, tháo gỡ khó khăn mà DN vấp phải.

Theo Thủ tướng, chống dịch Covid-19, chống suy thoái xã hội, đặc biệt là tạo điều kiện DN phát triển, giải quyết việc làm, chống thất nghiệp, bảo đảm kinh tế vĩ mô là những yêu cầu đặt ra chứ không phải tập trung riêng một khía cạnh nào.

“Tôi vừa nói với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng là giảm lãi suất và chúng ta sẽ tiếp tục kích cầu nền kinh tế với những gói phù hợp nhưng luôn luôn nhớ rằng phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Đấy là tiền đề rất quan trọng chứ không phải phát triển làm phá vỡ hệ thống của chúng ta”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đại diện một số DN. Ảnh: VGP

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ cải cách mạnh mẽ hơn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là ứng dụng những dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 để giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho sự phát triển.

Chính phủ cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước DN, tiếp tục hoàn thiện thể chế và có những kịch bản ứng phó với tình hình mới một cách phù hợp, không để đất nước rơi vào tình trạng khó khăn, DN đình đốn.

“Chúng ta sẽ có chương trình tổng thể hỗ trợ DN một cách toàn diện, giảm chi phí cho DN, kể cả miễn, giảm thuế, phí, lãi suất vay, giãn hoãn nợ, cho chậm nộp, kể cả thuế, phí bảo hiểm, đặc biệt là những lĩnh vực ngành nghề chịu tác động nặng nề do dịch bệnh Covid-19”, Thủ tướng cho biết.

Tuy nhiên Thủ tướng lưu ý, sự hỗ trợ phải có chọn lọc, không cào bằng, không dàn đều. Chuẩn bị một chương trình toàn diện, kỹ càng phục hồi kinh tế sau khi dịch kết thúc, đặc biệt những ngành nghề thiệt hại nặng cần tập trung hơn, bao gồm cả chương trình kích cầu.

"Dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba. Đó là phương châm thúc đẩy phát triển của chúng ta. Chính các bạn, những nhà đầu tư, những DN phải thúc đẩy quá trình ấy bằng trí tuệ, nghị lực của mình. Tôi rất vui mừng là các đồng chí không hề bi quan”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các DN có các kịch bản để bảo đảm hoạt động liên tục, không bị gián đoạn vì bất cứ tình huống nào.

Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 xem lại công tác phòng dịch bảo đảm chặt chẽ nhưng linh hoạt, không cứng nhắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam, kể cả thủ tục về thị thực nhập cảnh và những biện pháp cách ly phù hợp.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, niềm tin thị trường, niềm tin xã hội, niềm tin vào Chính phủ rất quan trọng. Chính phủ sẽ có những biện pháp lắng nghe để điều hành chính sách sát hơn, tốt hơn.

Thủ tướng cũng yêu cầu tất cả các địa phương trong cả nước phải có những biện pháp để tháo gỡ trực tiếp chứ không phải chỉ có Chính phủ.

Thu Hằng

Đại dịch Covid-19: Thủ tướng mong các 'ông lớn' tư nhân biến nguy thành cơ

Đại dịch Covid-19: Thủ tướng mong các 'ông lớn' tư nhân biến nguy thành cơ

Trước tình hình đại dịch Covid-19, Thủ tướng nhắn nhủ các tập đoàn kinh tế tư nhân: "Chúng ta phải đón bắt thời cơ này, biến nguy cơ thành thời cơ”.