Giảm tác động thiếu điện do nắng nóng: Chung tay tiết kiệm điện,ảntintiếtkiệmđiệnngàsoi keo maroc nước Cà Mau quán triệt sở, ngành, địa phương tiết kiệm điện Khi tiết kiệm điện cũng là chấp hành pháp luật Lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng kêu gọi thực hành tiết kiệm điện |
Nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 20/CT-TTg về tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo; Hưởng ứng phong trào Tiết kiệm điện do Bộ Công Thương phát động, bên cạnh việc xây dựng chuyên mục “Tiết Kiệm điện – Mệnh lệnh cuộc sống”, Báo Công Thương sẽ tổng hợp, cập nhật thông tin về tiết kiệm điện hàng ngày.
Tuyên Quang đẩy mạnh Tiết kiệm điện
UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh tiết kiệm điện trong bối cảnh nắng nóng khắc nghiệt, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong khi nguồn điện bị hạn chế do hồ thuỷ điện trên cả nước đang ở mực nước 'chết' hoặc sát gần mực nước 'chết'.
Tại buổi làm việc mới đây giữa UBND tỉnh Tuyên Quang với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh Tuyên Quang luôn chia sẻ với những khó khăn của ngành Điện. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các địa phương, ban, ngành đẩy mạnh tiết kiệm điện.
Để tiếp tục thực hiện công tác này, tỉnh sẽ phê duyệt các phương án cụ thể, tăng cường công tác tuyên truyền, giao chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp tiết kiệm sản lượng điện tiêu thụ hàng tháng 10%. Các đơn vị chiếu sáng công cộng tiết kiệm 50% lượng điện tiêu thụ hàng tháng so với cùng kỳ. Trong đó, điều chỉnh giờ đóng điện chiếu sáng, buổi chiều từ 18h 30 phút lên 19h, buổi sáng đang từ 5h xuống 4h 30 phút. Cắt toàn bộ điện trang trí được bật vào buổi tối thứ 6 và tối thứ 7 hàng tuần trên địa bàn thành phố. Hệ thống điện trang trí dọc theo 2 bờ sông Lô đóng từ 19h đến 23h cùng ngày. Khu vực công viên hồ Tân Quang cắt bớt 2 hệ thống chiếu sáng trang trí hàng ngày. Các nhà hàng, khách sạn giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo, trang trí; tăng cường vận động các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân thực hành tiết kiệm, cùng chia sẻ khó khăn với ngành Điện.
Thực hiện chỉ đạo trên, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đang đẩy mạnh tiết kiệm điện bằng nhiều biện pháp như đổi mới công nghệ, sử dụng các thiết bị tiêu hao điện năng ít, sản xuất trong giờ thấp điểm nhằm tiết giảm tối đa chi phí, giảm áp lực cho hệ thống điện. Một số doanh nghiệp điển hình như Nhà máy Gạch Tuynel chất lượng cao Tuyên Quang, Trung tâm sự kiện Royal Plaza Center Tuyên Quang.
Khối công sở cũng đã nâng cao ý thức tiết kiệm điện. Đơn cử như Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang đã triển khai tới toàn bộ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động về công tác tiết kiệm điện bằng nhiều hình thức sử dụng điện, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, trong quá trình sử dụng thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng các thiết bị để tiêu hao lượng điện thấp nhất. Đồng thời, tuyên truyền cho cán bộ, viên chức hàng ngày sử dụng tiết kiệm điện, thời gian buổi sáng thì mở hết các cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, dùng quạt để thay thế điều hòa...
Doanh nghiệp Đà Nẵng chủ động Tiết kiệm điện
Trước khuyến cáo của ngành điện, các khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vừa chủ động các giải pháp tiết kiệm điện vừa bảo đảm yêu cầu sản xuất.
Thống kê cho thấy, hiện Đà Nẵng có 51 đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm từ 500 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên (1.000 kWh = 0,1543 TOE), đơn cử như: Công ty CP Cao su Đà Nẵng tiêu thụ 10.729 TOE, Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ tiêu thụ 5.230 TOE; Công ty TNHH Kiến trúc và Thương mại Á Châu tiêu thụ 4.939 TOE...
Ngoài ra, thành phố có hàng trăm đơn vị tiêu thụ điện lớn khác với mức năng lượng mỗi năm từ 200 TOE trở lên, trong đó hầu hết là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và công trình xây dựng. Với lượng điện năng tiêu thụ trên, trung bình mỗi cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải chi trả chi phí điện từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng mỗi tháng.
Hưởng ứng phong trào tiết kiệm điện do Bộ Công Thương phát động, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện. Ví dụ như Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ đã tắt thiết bị điện khi không cần sử dụng, sử dụng xen kẽ máy nén khí ngoài giờ cao điểm và thay tủ điều khiển, bổ sung biến hệ thống điều không nhà máy sợi 1… Công ty cũng lên kế hoạch bổ sung các thiết bị hiện đại nhằm tiết kiệm điện, gồm máy cắt vải tự động IMA, máy trải vải tự động BMO và máy ghép sợi Rieter D50... Các giải pháp này giúp giảm hơn 10% lượng điện thụ.
Trong khi đó Công ty TNHH Kiến trúc và Thương mại Á Châu đã thay thế tất cả các đèn huỳnh quang sợi đốt bằng đèn led tiết kiệm điện, tham gia đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2018; phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng) kiểm tra sử dụng năng lượng tại công ty có thất thoát hay không để có biện pháp phù hợp...
Trong khi đó, Công ty TNHH Daiwa Việt Nam đang sử dụng hệ thống nước tuần hoàn để hạ nhiệt độ trong nhà máy xuống khoảng 3-4 độ, tiết kiệm điện năng tiêu thụ từ điều hòa và quạt máy.
Còn tại Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động, các cơ sở sản xuất kinh doanh tích cực hưởng ứng phong trào sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả bằng các hành động cụ thể như thay đổi thói quen, hình thành ý thức trách nhiệm; Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng các hướng dẫn, đề án về điện mặt trời tại các khu công nghiệp, đi đôi với các cơ chế hỗ trợ nhằm chuyển đổi theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, hướng tới tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Kiến nghị sớm hoàn thiện chính sách điện mặt trời mái nhàtự dùng
Đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà là một trong những biện pháp nhằm tiết kiệm điện, tiết kiệm tài chính và giảm bớt áp lực đầu tư cho ngành điện. Điều này thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn điện đang gặp khó vì nhiều nguyên nhân.
Mới đây, tại cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một số bộ, ngành liên quan tại Trụ sở Chính phủ để triển khai thực hiện mục tiêu trong Quy hoạch Điện VIII là phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực điện mặt trời mái nhà phục vụ cho hoạt động dân sinh và các cơ quan, doanh nghiệp.
Đổng thời yêu cầu các cơ quan quản lý phải tạo điều kiện thông thoáng, có hướng dẫn kỹ thuật, an toàn, giảm thuế cho các nhà sản xuất, nhập khẩu thiết bị điện mặt trời, hỗ trợ người dân khi mua sắm…
Đại diện cơ quan chức năng cho biết, hiện đang nỗ lực xây dựng cơ chế, các hướng dẫn. Sau khi Kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt sẽ thông tin cụ thể.