【nhà cái.com】Tăng kết nối để ASEAN trở thành một thị trường vốn phát triển
Bà Nguyễn Thị Liên Hoa,ăngkếtnốiđểASEANtrởthànhmộtthịtrườngvốnpháttriểnhà cái.com Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết tại hội thảo "Các sáng kiến phát triển thị trường vốn ASEAN hướng tới thúc đẩy hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)", do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức ngày 18/11. Hội thảo này được tổ chức với mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc triển khai các sáng kiến ASEAN về hội nhập thị trường vốn sau khi hình thành AEC.
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Liên Hoa cho biết, trừ một số nước phát triển hơn trong khu vực như Singapore, Malaysia và Thái Lan, thị trường vốn các nước ASEAN còn lại có quy mô nhỏ, với phạm vi sản phẩm và các dịch vụ cung cấp còn hạn chế, tính thanh khoản còn thấp. Tuy rằng các nước ASEAN đã thống nhất đưa ra nhiều sáng kiến, chương trình hành động để thúc đẩy phát triển và hội nhập thị trường vốn khu vực; nhưng khoảng cách về phát triển kinh tế, chất lượng dịch vụ, năng lực cung ứng của các thành viên thị trường giữa các nước trong khu vực còn nhiều khác biệt.
Điều này làm cho việc áp dụng các sáng kiến tại các quốc gia Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam hiện nay vẫn còn đối mặt với một số khó khăn và trở ngại nhất định.
Theo bà Hoa, nếu việc áp dụng sáng kiến giữa các quốc gia Campuchia - Lào - Malaysia - Việt Nam được triển khai tốt sẽ góp phần thu hút nhà đầu tư, đưa thị trường vốn phát triển mang tính hợp nhất cao.
Đồng tình với quan điểm này, ông Eric Sidwick-Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho rằng, các quốc gia đã thể hiện những nỗ lực mạnh mẽ hướng tới phát triển thị trường vốn của khu vực. Với việc hình thành AEC vào 2015, các quốc gia đều mong muốn hội nhập mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có “độ vênh” trong sự phát triển giữa các quốc gia, trong đó Singapore và Thái Lan phát triển mạnh hơn.
Phó Chủ tịch UBCKNN cho rằng, để làm được điều này mỗi nước thành viên ASEAN, đặc biệt là các nước có thị trường vốn kém phát triển hơn cần phải cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ, trong đó không chỉ là sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý, mà còn cần đến sự tích cực hưởng ứng và tham gia rộng rãi của các thành viên thị trường. Ngoài ra, sự trợ giúp, tích cực tham gia hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các nước thành viên và sự hỗ trợ của các thể chế/tổ chức tài chính, hay các nhà tài trợ để giúp thu hẹp khoảng cách phát triển cũng vô cùng quan trọng.
Ông Eric Sidwick cũng cho hay, cùng với các quốc gia có mức phát triển mạnh hơn, những quốc gia khác phải nỗ lực hơn nữa để vượt qua những khó khăn, thách thức này. “Các quốc gia cần phải thấy được tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác và đầu tư xuyên biên giới trong khu vực”, ông Eric nói./.
Duy Thái