Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện giữa UBND tỉnh và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ,Đẩymạnhnghincứukhoahọclĩnhvựcydượtì so bong da sẽ được tỉnh quan tâm, tập trung triển khai.
Khóm Cầu Đúc có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP bảo vệ sức khỏe.
Nâng chất hoạt động y tế
Tháng 8-2022, UBND tỉnh Hậu Giang và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã ký Bản ghi nhớ thiết lập hợp tác toàn diện trong thời hạn 5 năm, mở ra cơ hội phát huy tiềm năng, thế mạnh của cả hai bên. Theo đó, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ sẽ phối hợp, hỗ trợ tỉnh trong các hoạt động khám, chữa bệnh và y tế dự phòng; đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật,... Đến nay, việc hợp tác đã được tỉnh và nhà trường quan tâm, thực hiện chặt chẽ, bước đầu mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Việc hợp tác với Trường Đại học Y Dược sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển liên ngành cho tỉnh.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thời gian qua, tỉnh đã tạo điều kiện để các sinh viên, học viên của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được thực tập, nghiên cứu tại tỉnh. Năm 2023, Sở Y tế đã có văn bản đặt hàng đề xuất thực hiện 11 nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực y dược. Trong đó, có 6 nhiệm vụ do Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đề xuất và sẽ được cân nhắc, tuyển chọn để triển khai trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Cụ thể, các nhà khoa học của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã đề xuất một số nhiệm vụ như: “Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, kỹ năng bán một số nhóm thuốc và thực phẩm chức năng của dược sĩ ở các cơ sở bán lẻ thuốc tại Hậu Giang”; “Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu điều trị răng miệng của người dân ở tỉnh Hậu Giang”; “Thực trạng nhân lực và hoạt động chuyên môn của hệ thống công lập chuyên khoa răng hàm mặt thuộc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang”,...
Ông Nguyễn Huỳnh Phước, Phó Giám đốc phụ trách Sở Khoa học và Công nghệ, chia sẻ: “Rất mong Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tiếp tục giúp cho tỉnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế. Khi tỉnh phát hiện ra vấn đề, trường hỗ trợ nghiên cứu giải quyết. Hoặc khi trường có những nghiên cứu ứng dụng được cho Hậu Giang, trường có thể đề xuất, sở sẽ tham mưu thực hiện để góp phần cho công tác nghiên cứu khoa học và khám, chữa bệnh của tỉnh”.
Mở ra nhiều định hướng phát triển liên ngành
Mới đây, Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có buổi làm việc với Trường Đại học Y Dược Cần Thơ về một số định hướng phối hợp trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh. Tại đây, lãnh đạo các sở, lãnh đạo trường và các nhà khoa học đã trao đổi, đề xuất nhiều nội dung có thể nghiên cứu, ứng dụng tại tỉnh. Đặc biệt, các đề xuất này không chỉ thuộc lĩnh vực y tế, mà còn gắn với một số lĩnh vực khác như nông nghiệp, du lịch, tài nguyên và môi trường,... mở ra cơ hội phát triển liên ngành cho tỉnh.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Vân, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ: “Chúng tôi đã thảo luận, đề xuất một số hướng chung để hợp tác giữa trường và tỉnh, như: nâng cao sức khỏe người dân Hậu Giang thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm soát một số bệnh lý có yếu tố di truyền hoặc tầm soát các bệnh lý cộng đồng tỉnh Hậu Giang; phát triển một số sản phẩm OCOP từ những cây, con đặc hữu của tỉnh Hậu Giang, kết hợp phát triển du lịch miệt vườn, hướng tới xây dựng vùng trồng nguyên liệu cho tỉnh; xây dựng mạng lưới định danh các sản phẩm OCOP gắn với công tác bảo vệ sức khỏe của Nhân dân; tái chế chất thải công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh nhằm tạo ra các sản phẩm mới, có giá trị kinh tế, giảm thiểu tác động với môi trường,…”.
Từ những định hướng đó, bên cạnh các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực y dược đã đề xuất, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn gợi ý thêm một số đề tài, dự án có thể nghiên cứu, ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác như: “Nghiên cứu chế tạo xăng sinh học từ rơm rạ của tỉnh Hậu Giang”; “Nghiên cứu biến tính rơm rạ làm vật liệu hấp phụ xử lý nước thải”; “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giới thiệu, quảng bá, kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hậu Giang kết hợp với du lịch miệt vườn”; “Nghiên cứu phát triển sản phẩm OCOP bảo vệ sức khỏe, tác dụng kháng viêm, chống phù nề, bảo vệ tim mạch từ cây khóm Cầu Đúc”. Bên cạnh đó, sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ các cây, con đặc trưng của tỉnh,…
Kỳ vọng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của tỉnh và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, những định hướng hợp tác đầy triển vọng đó sẽ sớm được hiện thực hóa, mang lại những hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài, ảnh: ĐANG THƯ