Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa
Chi phí tốn kém
Hiện khu vực miền Bắc có 76 sản phẩm nông thôn tiêu biểu có đầy đủ thương hiệu với chất lượng,óđưahàngvàosiêuthịđội hình burnley gặp man city mẫu mã không kém sản phẩm của các nhà sản xuất lớn. Tuy nhiên, người tiêu dùng biết đến các sản phẩm này chưa nhiều. Vì vậy, các địa phương cần chọn lọc những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ hợp lý. Các nhà phân phối hiện đại cần có kế hoạch đưa các sản phẩm này vào kênh phân phối và ưu tiên cho việc trưng bày, giới thiệu...
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, một số DN trong nước đã tổ chức kinh doanh theo hình thức “chuỗi” như Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), hệ thống Siêu thị Vinatex mart thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam... Ngoài ra, một số DN đã thiết lập được hệ thống phân phối mang tính chuyên nghiệp cao, ổn định, gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trên cơ sở phân chia thị trường theo khu vực địa lý. Ví dụ như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái, Kinh Đô, Hải Hà Kotobuki, TH True Milk, Vinamilk, Công ty may Việt Tiến, Công ty May 10, Công ty may Thăng Long... Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều DN, hàng hóa của các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, nhất là cơ sở công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp rất khó tiếp cận với kênh phân phối tại các siêu thị.
Ông Nguyễn Văn Ba, Chủ nhiệm HTX Miến Việt Cường (Thái Nguyên) cho biết, sản phẩm miến Việt Cường rất được ưa chuộng tại các chợ truyền thống dù giá đắt hơn so với sản phẩm cùng loại (các sản phẩm khác là 40.000đồng/kg thì sản phẩm miến Việt Cường là 60.000 đồng/kg). Thậm chí, sản phẩm miến Việt Cường đã có mặt tại hệ thống siêu thị Intimex từ năm 2008. Dù đã có đầy đủ các giấy tờ, chứng chỉ nhưng việc tiếp cận với các hệ thống siêu thị lớn là rất khó.
Chia sẻ với những DN nhỏ, bà Hạ Hồng Nhung, Giám đốc bán hàng Công ty CP Bánh kẹo Tràng An cho biết, khó khăn khi đưa hàng vào các hệ thống siêu thị lớn là việc mở mã đối với các sản phẩm mới bởi chi phí cho hợp đồng mới rất tốn kém. Do vậy, để đưa hàng vào những hệ thống lớn như Metro, Big C là điều rất khó khăn đối với các DN, nhất là những DN nhỏ.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Công ty Cơ khí Đức Thành (Bắc Giang) cho rằng, hiện các sản phẩm cơ khí như máy tuốt lạc, máy tuốt lúa... của Đức Thành được rất nhiều cơ sở sản xuất tin dùng song vẫn chủ yếu tiêu thụ qua các kênh “quen biết” còn ở các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, sản phẩm của công ty ông vẫn chưa tiếp cận được.
DN chưa mặn mà
Tuy nhiên, phản hồi từ phía DN phân phối, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Hệ thống siêu thị Big C cho biết, sở dĩ nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn chưa đến được các nhà phân phối bởi chưa xây dựng được thương hiệu, phương thức thanh toán giữa nhà sản xuất với kênh phân phối còn bất cập. Để đưa sản phẩm vào các siêu thị, các DN phải đáp ứng được các yêu cầu như: Kiểm soát chất lượng, khả năng cung ứng, giá cả hợp lý, ổn định nguồn hàng... Do vậy, để DN có thể liên kết chặt chẽ với nhau, bà Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam (hệ thống siêu thị Fivimart) cho rằng, nhà sản xuất nên tìm đến nhà phân phối để nhận tư vấn cụ thể cho sản phẩm của mình. Kênh bán lẻ là cầu nối đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh và tốt nhất.
Trước những yêu cầu khắt khe của các nhà phân phối, các địa phương cho rằng, Bộ Công Thương cần bổ sung kinh phí xúc tiến thương mại để xây dựng cơ sở hạ tầng ở các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, quan tâm tới các sản phẩm đặc thù riêng của mỗi vùng miền; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm. Bởi khi hàng vào siêu thị bắt buộc phải có thương hiệu và có kiểm định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu DN thiếu các giấy tờ đó thì sản phẩm sẽ chậm vào thị trường.
Tiêu chí để đưa hàng vào các hệ thống phân phối lớn DN đã nắm được nhưng các DN nhỏ vẫn còn nhiều “băn khoăn”. Ông Ba chia sẻ: “Chúng tôi đã 2 lần đến hệ thống siêu thị Fivimart chào hàng nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được sự phản hồi của siêu thị mặc dù sản phẩm của HTX đã có đầy đủ giấy tờ chứng minh”. Như vậy, “mắt xích” liên kết giữa “2 nhà” dường như vẫn còn khúc mắc, qua nhiều khâu trung gian, hoặc các nhà phân phối “bận bịu” chưa tiếp được các nhà sản xuất.
Ông Đỗ Xuân Hạ, Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian tới, nếu các DN sản xuất có nhu cầu liên hệ với các nhà phân phối có thể liên hệ với Cục Công nghiệp địa phương. Cục sẽ là cầu nối cho các bên tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn.
Phan Thu