World Cup

【kết quả kết quả bóng đá】Gỡ “nút thắt” cho tín dụng nông nghiệp

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Gỡ nút thắt cho tín dụng nông nghiệp.MP3Dù đóng góp 95% sản kết quả kết quả bóng đá

Gỡ nút thắt cho tín dụng nông nghiệp.MP3

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước; đồng thời,ỡntthắtchotndụngnngnghiệkết quả kết quả bóng đá xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh khi nhiều loại trái cây tiếp tục được mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường; tuy nhiên, vùng ĐBSCL lại gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng, trong khi nguồn vốn dành cho nơi đây không thiếu.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vùng ĐBSCL đề suất Ngân hàng Nhà nước xây dựng chính sách phân bổ tín dụng linh hoạt, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.  

Đâu là nguyên nhân ?

Tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững” vừa được tổ chức tại thành phố Cần Thơ dưới sự tham gia của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú, nhiều chuyên gia kinh tế, lãnh đạo địa phương vùng ĐBSCL cho rằng, việc tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL đang gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trước tiên là rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, bởi ĐBSCL là vùng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt. Những rủi ro này làm cho các tổ chức tín dụng e ngại khi cho vay, vì ngành nông sản ở đây phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thiên nhiên.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thông tin: Khu vực nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL thường chịu nhiều rủi ro về biến đổi khí hậu và biến động giá cả thị trường, song việc triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp còn chậm, chưa có tổng kết để chính thức nhân rộng. Chính việc thiếu các giải pháp bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp, rủi ro thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của nông dân, từ đó khiến các ngân hàng thêm thận trọng trong việc cung cấp tín dụng. Mặt khác, hiện cũng chưa có nguồn vốn chính sách ưu đãi cho các tổ chức tín dụng để cho vay nông nghiệp, nông thôn; các ngân hàng vẫn phải huy động từ nguồn vốn thương mại lãi suất cao, trong khi lãi suất cho vay chịu áp trần. 

Ngoài vấn đề trên thì phần lớn nông hộ ở ĐBSCL có quy mô sản xuất nhỏ, chưa có sự liên kết chặt chẽ, làm cho việc áp dụng công nghệ và quản lý trở nên khó khăn, điều này khiến các ngân hàng khó kiểm soát và khó đánh giá chính xác về rủi ro tín dụng; đồng thời nhiều nông hộ và hợp tác xã chưa có kỹ năng quản lý tài chính tốt và hệ thống sổ sách chưa rõ ràng nên các tổ chức tín dụng khó đánh giá khả năng trả nợ, dẫn đến e ngại khi cung cấp vốn. Bên cạnh đó, do đất đai ở ĐBSCL bị chia nhỏ và giá trị không cao, nông dân khó có đủ tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng. Việc sử dụng tài sản thế chấp cũng gặp khó khăn vì quy định pháp lý chưa hoàn thiện, làm giảm cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng. Mặt khác, các khoản vay nông nghiệp thường có lãi suất cao hơn so với mức mà nông dân có thể chi trả, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất…

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chia sẻ: Nhu cầu vốn phụ thuộc lớn vào mức độ sinh trưởng của thủy sản nên rất khó để người dân, doanh nghiệp lập kế hoạch tín dụng chính xác, chi tiết và không kịp cho chu kỳ sản xuất. Do khả năng tiếp cận tín dụng còn hạn chế, các nông hộ, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản phải dựa vào tín dụng phi chính thức, điều này làm tăng giá thành và rủi ro cho người nuôi. Hệ quả là sản phẩm xuất khẩu khó cạnh tranh và nguồn nguyên liệu không ổn định. Ngoài ra, phần lớn sản phẩm thủy sản là hàng đông lạnh, thời gian lưu trữ hạn chế và chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nên các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thường có xu hướng giảm tối đa lượng hàng tồn kho, quay vòng vốn nhanh, do đó người dân, doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn kênh tín dụng vay ngoại tệ với lãi suất phù hợp để tối ưu hóa chi phí và hiệu quả kinh doanh.

Đại diện cho ngành công thương vùng ĐBSCL chia sẻ sự khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng trong sản xuất nông nghiệp, ông Huỳnh Thanh Sử, Phó Giám đốc Sở Công thương thành phố Cần Thơ, trình bày: Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chịu rủi ro từ việc giá thu mua lúa của nông dân tăng, trong khi giá ký các hợp đồng xuất khẩu đã được thỏa thuận trước đó, từ đây làm cho chi phí sản xuất tăng cao, khó cạnh tranh. Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp đều khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng nên không chủ động trong việc thu mua lúa dự trữ phục vụ xuất khẩu.

Còn về góc độ ngân hàng, ông Lê Văn Tuấn, Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Việt Nam, chỉ ra một điểm nghẽn lớn là thiếu các doanh nghiệp đủ tiềm lực để giữ vai trò dẫn dắt, đủ lớn để giữ vai trò hạt nhân trong hoạt động của chuỗi liên kết trong sản xuất. Cụ thể là tại một số địa phương vùng ĐBSCL, hiện chưa có nhiều các chính sách đồng bộ trong việc xây dựng chuỗi liên kết, chưa có sự tham gia đủ mạnh của các ngành chức năng, từ đó phần nào gây khó khăn trong việc cho vay đối với ngành hàng nông sản.

Giải pháp tháo gỡ

Trước thực trạng nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ quan chức năng đã, đang gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp; do đó, nhiều chuyên gia cho rằng phải có giải pháp đổi mới, đặc biệt là mô hình vay vốn theo chuỗi giá trị cần được nghiên cứu và triển khai với các biện pháp thực hiện cụ thể, hiệu quả. Bởi thực tế thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng đã tiến hành cho vay theo chuỗi giá trị mang lại tín hiệu tích cực. Theo đó, dựa trên hợp đồng liên kết sản xuất - thu mua nông sản và xác nhận của doanh nghiệp đầu chuỗi, các tổ chức tín dụng sẽ thanh toán các khoản đầu tư trực tiếp đến đơn vị cung ứng vật tư tham gia liên kết (giống, phân bón…) và thanh toán trực tiếp tiền thu mua lúa của doanh nghiệp liên kết cho từng hộ nông dân.

Chia sẻ lưu ý khi thực hiện giải pháp trên, ông Lê Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Chính sách tín dụng, Ngân hàng Agribank Việt Nam, đề nghị: Đối với các khách hàng vay vốn theo chương trình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cần thực hiện hiệu quả, bền vững các cam kết khi tham gia liên kết, nâng cao ý thức tuân thủ thỏa thuận đã ký kết giữa các chủ thể tham gia liên kết. Đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng cho vay theo dòng tiền liên kết, cho vay không cần tài sản bảo đảm. Về bình diện chung, để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả cho khu vực ĐBSCL thì thời gian tới cần có sự phối hợp đồng bộ từ chính sách của các bộ, ngành, địa phương nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng.

Ngoài giải pháp trên thì lãnh đạo một số tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đề nghị cần xây dựng các cơ chế bảo hiểm nông nghiệp và quỹ bảo lãnh tín dụng cho ngành nông nghiệp. Đây là giải pháp quan trọng để giảm thiểu rủi ro cho cả người nông dân và ngân hàng, giúp các tổ chức tín dụng tự tin hơn khi cấp vốn cho ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL. Bên cạnh đó là tăng cường hợp tác giữa chính quyền địa phương, ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm xây dựng những gói tín dụng phù hợp, linh hoạt cho từng đối tượng trong chuỗi sản xuất nông sản. Ngoài ra, từng địa phương có các sản phẩm tín dụng đặc thù với thời hạn và lãi suất phù hợp với chu kỳ sản xuất nông sản, giúp bà con nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.

Ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, kiến nghị các ngân hàng và tổ chức tín dụng nghiên cứu, áp dụng công nghệ để đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; nâng cao năng lực định giá tài sản tín chấp và đánh giá rủi ro tín dụng trong nông nghiệp. Việc này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.

Về phần mình, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề xuất Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu nguồn tín dụng với lãi suất phù hợp, hỗ trợ dự trữ nguyên liệu theo thời vụ thu hoạch; đồng thời, xây dựng chính sách phân bổ tín dụng linh hoạt, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, Ngân hàng chính sách xã hội cần triển khai chương trình tín dụng phù hợp cho các hộ dân ở vùng khó khăn nhằm thúc đẩy sản xuất, gia tăng nguồn cung hàng hóa, cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết thời gian tới, quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước là về nguồn vốn đối với cả nước có thể cần kiểm soát để kiểm soát lạm phát và bảo đảm an toàn hệ thống nhưng với nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt tại ĐBSCL là không thiếu vốn. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp đặc thù hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại vùng ĐBSCL. 

Để ĐBSCL phát triển bền vững, không chỉ cần sự nỗ lực từ phía bà con nông dân, doanh nghiệp mà rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, các tổ chức tín dụng và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bên liên quan. Do đó, với việc đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm trong tháo gỡ những rào cản để thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL không chỉ là giải pháp tài chính mà còn mở ra hướng đi mới và tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đem lại sự thịnh vượng cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới.

HỮU PHƯỚC

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap