【lịch thi đấu bóng đá cúp ý】VSD với hành trình 10 năm cùng dựng xây nền tảng chứng khoán Việt

Ký Biên bản

Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng cho quỹ mở với Ngân hàng Standard Chartered (SCB).

Trưởng thành vượt bậc

Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) giờ đây đã là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ các chu trình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng để có được vai trò và vị thế đó,ớihànhtrìnhnămcùngdựngxâynềntảngchứngkhoánViệlịch thi đấu bóng đá cúp ý thì khó có thể lượng hóa một cách đầy đủ những sự nỗ lực của một đơn vị mới 10 năm tuổi như VSD.

Qua số liệu thống kê cho thấy, từ những ngày ban đầu, chỉ có 44 tổ chức phát hành đăng ký chứng khoán tại VSD, thì tính đến 31/8/2016, số lượng tổ chức phát hành đăng ký chứng khoán đã lên đến 1.252 công ty, tăng hơn 28 lần so với ngày bắt đầu hoạt động với tổng số lượng chứng khoán đăng ký tại VSD (gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và tín phiếu) là hơn 82 tỷ chứng khoán, tăng 25,7 lần so với năm 2006.

Số lượng đợt thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán bình quân giai đoạn 2006 - 2015 là 2.017 đợt. Riêng 8 tháng năm 2016 là 2.612 đợt. Số tiền thanh toán cổ tức bình quân hàng năm do VSD thay mặt các tổ chức phát hành thực hiện đạt gần 101.902 tỷ đồng, riêng 8 tháng năm 2016 đạt hơn 212.187 tỷ đồng.

Số liệu báo cáo của VSD tính đến 31/8/2016 cho biết, số dư chứng khoán được đưa vào lưu ký tại VSD đạt gần 49 tỷ chứng khoán, tăng gấp 23 lần so với số lượng chứng khoán lưu ký cuối năm 2006. VSD đồng thời quản lý thông tin sở hữu chứng khoán cho trên 1.642.590 tài khoản lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư. Giá trị thanh toán các giao dịch chứng khoán 8 tháng năm 2016 là 1,3 triệu tỷ đồng, tăng hơn 21 lần so với năm 2006. Tổng giá trị thanh toán các giao dịch chứng khoán qua 10 năm là 7.745.506 tỷ đồng. Tổng số mã số giao dịch chứng khoán mà VSD đã cấp cho nhà đầu tư nước ngoài (trong đó bao gồm cả tổ chức và cá nhân) là 19.625, tăng hơn 8 lần so với thời điểm cuối năm 2006.

Hiện VSD đang cung cấp các dịch vụ liên quan đến quyền lợi của cổ đông cho 1.261 tổ chức phát hành trong đó bao gồm các khách hàng đặc biệt là Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội. Cung cấp các dịch vụ lưu ký và thành toán bù trừ liên quan đến chứng khoán niêm yết cho 123 thành viên và tổ chức mở tài khoản trực tiếp trong đó có 86 công ty chứng khoán, 11 ngân hàng thương mại và 26 tổ chức mở tài khoản trực tiếp. Tính đến 31/8/2016, đã có 15/17 quỹ mở và 2/2 quỹ ETF trên thị trường lựa chọn VSD làm tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng.

vsd 10 nam
Lễ ra mắt Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

Nỗ lực dựng xây nền tảng...

Trong giai đoạn đầu hoạt động của tổ chức thị trường chứng khoán, các chức năng đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán của thị trường được thực hiện bởi hai đơn vị là Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội (nay là Sở Giao dịch chứng khoán). Trong đó, hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán được vận hành độc lập với nhau mà không có sự liên kết.

Đến ngày 27/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 189/2005/QĐ-TTg về việc thành lập trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) và ngày 3/5/2006, TTLKCK nhận bàn giao chức năng đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ từ hai TTGDCK và chính thức bắt đầu hoạt động từ 7/7/2006.

Trong 3 năm đầu thành lập, TTLKCK được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước - Bộ Tài chính. Bắt đầu từ tháng 7/2009 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại TTLKCK với tên gọi mới là TTLKCK Việt Nam (tên gọi tắt là VSD)...

Từ ngày thành lập, số lượng cán bộ nòng cốt ban đầu của TTLKCK chỉ có 10 cán bộ cơ sở vật chất rất khiêm tốn, đến nay, số lượng cán bộ của VSD đã có là 156 người, cơ sở vật chất kỹ thuật đã được trang bị và đầu tư đáp ứng nhu cầu gia tăng của thị trường ngay cả trong những thời kỳ sôi động nhất. Khối lượng công việc do VSD đảm nhận gia tăng hàng năm theo quy mô của thị trường. Nếu những năm đầu thành lập, Trung tâm mới chỉ cung cấp dịch vụ sau giao dịch cho hai sàn niêm yết trên hai SGDCK là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thì đến nay, đã mở rộng và thực hiện cung cấp các dịch vụ sau giao dịch cho các thị trường bao gồm: Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) chuyên biệt, tín phiếu kho bạc, thị trường UPCOM, kết nối với Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển khoản TPCP để phục vụ giao dịch cho thị trưởng mở (OMO), triển khai dịch vụ chuyển quyền sở hữu cho chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết...

... tạo đột phá cho tương lai

Thời gian qua, VSD đã có những bước cải tiến trong lĩnh vực đăng ký, lưu ký chứng khoán như: Triển khai cung cấp dịch vụ lưu ký đồng thời với đăng ký nhằm giảm chi phí cho tổ chức phát hành và các bên liên quan; chuyển đổi mô hình quản lý tài khoản lưu ký từ 2 cấp sang mô hình quản lý tài khoản kết hợp cho phép VSD không chỉ quản lý tài khoản tổng của thành viên mà còn thực hiện quản lý thông tin chi tiết đến từng nhà đầu tư, giúp minh bạch thông tin sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư, hỗ trợ hữu ích cho cơ quan quản lý trong công tác giám sát và quản lý thông tin trên thị trường chứng khoán; cải tiến quy trình thực hiện đăng ký trái phiếu chính phủ sau ngày tổ chức đấu thầu từ 4 ngày làm việc xuống còn 1 ngày làm việc, nhờ đó rút ngắn thời gian từ ngày đấu thầu phát hành trái phiếu đến ngày niêm yết, giao dịch trên sở giao dịch.

Trong lĩnh vực bù trừ và thanh toán chứng khoán, quy trình và thời gian thanh toán đã được rút ngắn từ T+3 xuống T+2 ngang bằng với các thị trường chứng khoán phát triển trong khu vực và quốc tế từ 1/1/2016 nhằm giúp giảm thiểu các rủi ro về thanh toán, cũng như tạo điều kiện cho nhà đầu tư chủ động trong việc quản lý dòng tiền, tăng tính thanh khoản cho thị trường.

Không dừng lại ở các dịch vụ truyền thống, VSD đã và đang phát triển các dịch vụ gia tăng và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhà đầu tư, tổ chức phát hành và thành viên như dịch vụ vay cho vay chứng khoán, đại lý chuyển nhượng cho quỹ mở và quỹ hoán đổi danh mục (ETF), dịch vụ quản lý tài sản thế chấp, cấp mã số giao dịch trực tuyến cho nhà đầu tư nước ngoài, e-voting và tới đây là cung cấp dịch vụ sau giao dịch cho thị trường chứng khoán phái sinh theo mô hình CCP.

VSD đã xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế kiểm soát rủi ro nội bộ, cũng như Bộ quy trình xử lý nghiệp vụ nội bộ đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, nhằm cụ thể hóa từng bước xử lý nghiệp vụ và thẩm quyền xử lý từ cấp tác nghiệp, quản lý và phê duyệt theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho thành viên, tổ chức phát hành khi giải quyết các công việc có liên quan, góp phần giảm thiểu rủi ro cho toàn thị trường.

Đồng thời, VSD đã chủ động đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mới và đưa vào sử dụng năm 2010, cho phép theo dõi thông tin sở hữu chứng khoán đến từng nhà đầu tư thay vì quản lý ở cấp tài khoản tổng của các khách hàng như trước đây và cho phép kết nối với thành viên qua cổng giao tiếp điện tử (nay là cổng giao tiếp trực tuyến). Không dừng ở đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của thị trường chứng khoán, VSD hiện đang phối hợp với các đối tác để thực hiện đề án chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch TPCP từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước và dự án đầu tư xây dựng hệ thống bù trừ thanh toán các giao dịch chứng khoán phái sinh theo mô hình đối tác thanh toán trung tâm (CCP) để sẵn sàng đưa vào sử dụng vào đầu năm 2017...

Một điểm nổi bật nữa trong chặng đường 10 năm phát triển đã qua của VSD, đó là việc chủ động mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế. Ngay sau khi chính thức đi vào hoạt động tháng 5/2006, VSD đã chủ động nghiên cứu và có các bước đi cần thiết để dần hội nhập với khu vực và thế giới nhằm mục tiêu phát triển sản phẩm dịch vụ theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế cũng như nâng cao vị thế của VSD. Qua đó, hoạt động hợp tác quốc tế của VSD không những giúp nâng cao vai trò và vị thế của mình, mà còn góp phần thiết thực vào phát triển các dịch vụ, sản phẩm mới của VSD, giúp tạo thêm giá trị gia tăng và phục vụ ngày càng tốt hơn cho thị trường...

Có thể thấy rằng, để có được những kết quả trên, VSD đã phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều gian khó không những vừa “đặt gạch” hình thành nên một hệ thống mang tính “huyết mạch” cho thị trường chứng khoán đang còn non trẻ, vừa nhanh chóng tiếp thu học hỏi các kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện “khung sườn” cho hoạt động nghiệp vụ lưu ký, đồng thời đã nỗ lực để “đi tắt đón đầu” cả về mặt nghiệp vụ lẫn công nghệ, hòa nhịp với những nấc thang phát triển mới trong hoạt động nghiệp vụ lưu ký tiên tiến của khu vực và thế giới... Đó sẽ là những hành trang quý báu, để tạo điều kiện nền tảng và thúc đẩy VSD tiếp tục có những bước phát triển đột phá.

Mai An