Quang cảnh hội nghị. Ảnh: P.Hữu |
Phát biểu khai mạc hội nghị,àMauTiềmnăngpháttriểnnănglượngtáitạadelaide united – newcastle jets ông Lâm Văn Bi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định, với đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên, Cà Mau rất thuận lợi để phát triển 3 dạng NLTT gồm điện gió, điện mặt trời và năng lượng sinh khối. Những nguồn năng lượng này là tiềm năng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh năng lượng, thân thiện và bảo vệ môi trường. Với mong muốn thời gian tới, địa phương sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các Bộ, ngành trung ương và các nhà đầu tư nhằm xây dựng Cà Mau thành trung tâm NLTT của khu vực.
Với ba mặt giáp biển, tổng chiều dài bờ biển hơn 250km có sức gió trung bình từ 6,3-7 m/s, Cà Mau có tiềm năng lớn để phát triển nguồn NLTT. Theo quy hoạch được phê duyệt, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Cà Mau phát triển năng lượng gió lên 3.600 MW; điện mặt trời nối lưới điện quốc gia khoảng 1.500 MW; điện sinh khối (điện gỗ, điện đốt rác) khoảng hơn 60 MW tập trung ở các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Tính đến nay có khoảng 20 nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận, khảo sát tìm cơ hội đầu tư điện gió, điện mặt trời tại Cà Mau nhưng chỉ có ba nhà đầu tư được UBND tỉnh cho chủ trương triển khai thực hiện dự án.
Cà Mau có điều kiện tự nhiện thuận lợi phát triển năng lượng tái tạo |
Kế hoạch phát triển các nhà máy điện mặt trời nối lưới đến năm 2035 đạt khoảng 1.500 MW, chủ yếu phát triển tại vùng ven biển, bãi bồi, kết hợp với nhà máy điện gió như xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Ngoài ra, Cà Mau rất tiềm năng phát triển điện mặt trời trên mái nhà. Về năng lượng điện sinh khối, theo quy hoạch sẽ được thực hiện tại huyện U Minh với dự án điện gỗ và dự án điện rác tại hai huyện Cái Nước và U Minh.
Theo ông Tô Hoài Dân, Tổng giám đốc Công ty Công Lý, Cà Mau có ưu thế phát triển điện gió do có diện tích, bờ biển dài và thân thiện với môi trường. Hiện nay các dự án điện gió tại vùng ĐBSCL như Dự án điện gió Bạc Liêu đã vận hành; Dự án điện gió Khai Long - Cà Mau đang triển khai. Ngoài ra, khai thác năng lượng gió giúp tiết kiệm chi phí truyền tải. Tuy nhiên, để doanh nghiệp “mặn mà” đầu tư vào NLTT, cần có cơ chế phù hợp, dài hơi, đặc biệt là ưu đãi về thuế, giá mua điện, cơ chế bán điện.
Còn theo ông Phạm Minh Ngọc, Giám đốc Điều hành Công ty CP Nhà máy điện Hậu Giang, Cà Mau có diện tích rừng sản xuất hơn 48 nghìn ha, lượng gỗ khai thác hàng năm hơn 160 nghìn m3và lượng củi khoảng hơn 230 nghìn m3, nguồn nguyên liệu phục vụ cho phát triển năng lượng điện sinh khối ở Cà Mau rất dồi dào. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp “e dè” khi đầu tư vào NLTT do địa phương còn hạn chế về cơ chế chính sách. Muốn thu hút, khai thác và sử dụng NLTT một cách hiệu quả, Nhà nước cần có chính sách định hướng và hỗ trợ hợp lý, cụ thể, rõ ràng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào quá trình chuyển giao công nghệ nhằm nâng số lượng cũng như chất lượng sản phẩm…
Ông Phạm Trọng Thực, Cục Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) nhận định, mặc dù các tỉnh, thành ven biển (trong đó có Cà Mau) có nhiều tiềm năng phát triển NLTT nhưng thực tế cho thấy, doanh nghiệp còn “e dè” khi đầu tư vào lĩnh vực này do nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy mà đến nay, công suất NLTT đang được khai thác chỉ khoảng 1.215 MW, chiếm khoảng 3,4% tiềm năng về NLTT của Việt Nam.
“Với khả năng sản xuất hiện nay và tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì dự báo từ năm 2017 trở đi, cả nước sẽ thiếu hụt lớn nguồn năng lượng sơ cấp nếu không khai thác tốt các nguồn NLTT. Nếu có cơ chế và chính sách phù hợp thì đến năm 2050, năng lượng mặt trời có thể cung cấp ít nhất 35%, năng lượng gió có thể cung cấp ít nhất 13% nhu cầu điện của cả nước”, ông Phạm Trọng Thực nhấn mạnh.
Về phía địa phương, nhằm phát triển NLTT một cách có hiệu quả trong thời gian tới, ông Lâm Văn Bi cam kết, tỉnh Cà Mau sẽ có cơ chế, chính sách hợp lý (về quy hoạch, đất đai, môi trường đầu tư…) nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực từ xã hội và doanh nghiệp tham gia đầu tư khai thác NLTT.