【tottenham gặp newcastle】Quảng Ngãi đa dạng hóa sinh kế mô hình giảm nghèo ở miền núi
VHO - Khơi thông nguồn lực từ cộng đồng để phát triển kinh tế,ảngNgãiđadạnghóasinhkếmôhìnhgiảmnghèoởmiềnnútottenham gặp newcastle nâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cách làm đang được các địa phương ở miền núi Quảng Ngãi triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả.
Những năm gần đây, phong trào trồng quế ở xã Long Môn, huyện Minh Long phát triển. Nhiều hộ đã có cho mình vườn quế hàng chục năm tuổi và đã có nguồn thu từ cây quế. Nhận thấy lợi ích của cây trồng này, xã Long Môn đã chủ trương phát triển diện tích trồng quế, thông qua việc vận động bà con phát huy nguồn lực tại chỗ.
Bà Đinh Thị Ngọc, thôn Làng Giữa, xã Long Môn mỗi năm trồng mới từ 2.000-3.000 cây quế. Bà Ngọc cho biết, nếu chăm sóc tốt thì vài năm nữa bà sẽ có nguồn thu ổn định từ cây trồng này. “Thấy bà con trồng quế nhiều nên tôi cũng muốn trồng. Nếu quế phát triển tốt sau này mình sẽ có nguồn thu nhập ổn định”, bà Ngọc nói.
Để công tác giảm nghèo hiệu quả, trong thời gian qua, huyện Minh Long đã tổ chức thực hiện tốt 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng nguồn vốn thực hiện từ năm 2022 đến năm 2024 là trên 102, 606 tỷ đồng. Huyện đã đầu tư nâng cấp và sửa chữa trên 44 công trình cơ sở hạ tầng, hỗ trợ 13 dự án phát triển sản xuất cộng đồng, hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân…. Tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ huyện chú trọng hỗ trợ sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuất nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi gồm 61 xã thuộc 5 huyện miền núi và 3 huyện đồng bằng; có 187 nghìn người đồng bào dân tộc Hrê, Ca Dong và Cor, chiếm 15,18% dân số toàn tỉnh.
Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi Hồ Ngọc Thịnh, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thúc đẩy chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác, năng suất lao động, giúp cải thiện đời sống, thu nhập của bà con.
Thông qua các chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư và bố trí nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, các dịch vụ sản xuất, bước đầu vùng miền núi trong tỉnh đã hình thành được một số mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp, một số sản phẩm được xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng có bước phát triển; xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến.
Đến nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp xuống còn 71,57%. Ngoài ra, còn xây dựng được 40 sản phẩm OCOP, trong đó có 34 sản phẩm đạt 3 sao và 6 sản phẩm đạt 4 sao.
Song song đó, việc phát triển kết cấu hạ tầng ở các huyện miền núi trong tỉnh thời gian qua được đầu tư đồng bộ, hiệu quả. Hệ thống giao thông cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại cho người dân; mạng lưới giao thông từ huyện đến xã, thôn đang từng bước được cải thiện, nhiều tuyến đường đi đến các vùng nguyên liệu được xây dựng.
Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa, cứng hóa; 95,5% thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng, 100% xã có trạm y tế, trường học được kiên cố hóa, 100% xã có điện lưới quốc gia; công trình thủy lợi, chợ, công trình cấp nước sinh hoạt, công trình điện từng bước được đầu tư đồng bộ; tỷ lệ dân được sử dụng điện quốc gia đạt 98%; tỷ lệ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 91%. Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực; nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
“Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nghèo, không ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, có ý thức phấn đấu, tự lực vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm thoát nghèo nhanh, hiệu quả và mang tính bền vững là yếu tố then chốt, từ đó tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh ở vùng miền núi”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2025 có thêm 1 huyện miền núi thoát nghèo, giảm 50% số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đến năm 2030, cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian đến, tỉnh sẽ tận dụng hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ưu tiên và tập trung xây dựng, phát triển các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho người nghèo tự lực thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.