【du doan ket qua hom nay】Thách thức trong quản lý hải quan trước yêu cầu hội nhập
Cần sự chuẩn bị tốt
Tại hội nghị tổng kết công tác hợp tác và hội nhập quốc tế của Tổng cục Hải quan và giới thiệu các Hiệp định thương mại tự do,áchthứctrongquảnlýhảiquantrướcyêucầuhộinhậdu doan ket qua hom nay bên cạnh việc đánh giá kết quả hợp tác hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam một nội dung quan trọng được giới thiệu tới các đại biểu là khái quát về các Hiệp định thương mại tự do (FTA), quy tắc xuất xứ trong các FTA và cam kết thuế trong các FTA.
Đánh giá về công tác quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) cho biết, quản lý hải quan trong môi trường tạo thuận lợi thương mại trong các Hiệp định thương mại tự do cũng đặt ra rất nhiều cơ hội cho công tác quản lý hải quan như: Được tiếp cận với các chuẩn mực mới; áp dụng phương thức quản lý hiện đại; hiệu quả và năng động hơn trong công tác quản lý nhưng cũng là thách thức lớn. Bởi chúng ta cần thực hiện tốt gần 40 thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương đã ký kết. Tích cực chuẩn bị và tham gia đàm phán, triển khai một loại Hiệp định tự do thương mại quan trọng trong khuôn khổ WTO, Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Đông Á; các Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, EU, khu vực mậu dịch tự do châu Âu, Liên minh thuế quan Nga, Belarus, Kazakhstan. Đồng thời trong xu thế hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ phát sinh nhiều vụ việc giải quyết tranh chấp quốc tế với sự can dự của Hải quan như vấn đề xuất xứ, chống phá giá, rửa tiền… vì vậy cần hình thành đội ngũ sẵn sàng để khi cần tham gia.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 13 Hiệp định thương mại và đang đàm phán 3 Hiệp định thương mại tự do. Trước Hiệp định TPP, các cam kết liên quan đến quản lý hải quan chỉ tập trung vào các lĩnh vực như: Kiểm soát chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan; Cam kết chung về tạo thuận lợi thương mại; Nỗ lực trao đổi thông tin để thực thi công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Điều này thể hiện rõ ở các Hiệp định thương mại tự do ASEAN với các nước đối tác. Duy chỉ có Hiệp định ATIGA có các cam kết hợp tác trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan như: Quản lý rủi ro, DN ưu tiên… Về vấn đề xác định trước, minh bạch và tham vấn chỉ là cam kết lỏng, mang tính khuyến khích các nước thành viên thực hiện. Đối với Hiệp định TPP và các FTA sau này cam kết liên quan đến quản lý hải quan chặt hơn đòi hỏi mức độ thực thi cao hơn về: Kiểm tra xuất xứ đối với hình thức tự chứng nhận xuất xứ; thực thi kiểm soát biên giới trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ (quyền mặc nhiên đối với hàng XK, hàng quá cảnh, hàng thương mại có giá trị nhỏ..); phối hợp trong công tác điều tra xác minh các vi phạm về hải quan, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may và các vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa; trao đổi thông tin phục vụ điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại. Liên quan đến chính sách thuế, phần lớn các dòng thuế giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Về thủ tục, các cam kết đặt ra yêu cầu giải phóng hàng trong vòng 48 giờ; hay xử lý thông tin điện tử trước khi hàng đến bằng phương thức điện tử; thực hiện xác định trước: Phương pháp xác định trị giá, xuất xứ và mã; thực thi kiểm soát cơ chế tự chứng nhận xuất xứ…
Theo đại diện Bộ Công Thương, rất nhiều điều khoản trong Hiệp định TPP liên quan trực tiếp đến hoạt động hải quan, vì vậy, cơ quan Hải quan cần có sự chuẩn bị tốt trước các vấn đề này. Chẳng hạn như trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ mức độ bảo vệ cao hơn rất nhiều trong các FTA và WTO, cơ quan Hải quan cần lưu ý những quy định về sở hữu trí tuệ khi kiểm tra hàng hóa liên quan đến sở hữu trí tuệ để xử lý. Hay như vấn đề môi trường cơ quan Hải quan không chỉ có sự liên quan đặc biệt trong vấn đề hợp tác ngăn chặn mặt hàng vi phạm pháp luật trong nước mà còn tham gia phối hợp ngăn chặn mặt hàng vi phạm pháp luật của nước thành viên quy định.
Đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập
Trong mục tiêu hợp tác và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020, ngành Hải quan cũng đang đặt ra rất nhiều giải pháp để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cụ thể là xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc trao đổi thông tin trước khi hàng đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử. Xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan hiện đại và theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Hệ thống công nghệ thông tin hải quan hiện đại trên nền tảng tập trung hoá xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử lý hồ sơ hải quan điện tử, manifest điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý xuất nhập khẩu, đảm bảo an ninh biên giới, cửa khẩu, kiểm soát biên giới hiệu quả. Yêu cầu về việc đảm bảo môi trường bình đẳng, công bằng cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp làm ăn chân chính. Yêu cầu về bảo vệ người dân trước các mối đe dọa về thực phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng không an toàn, hàng giả hàng nhái, hàng vi phạm SHTT và bảo vệ môi trường.
Đồng thời, Hải quan Việt Nam cũng tăng cường các giải pháp như thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương với Hải quan các nước; tăng cường năng lực và hiệu quả hợp tác tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương; khai thác và tận dụng tối đa sự hỗ trợ về chuyên gia, kiến thức, nguồn tài trợ của các diễn đàn đa phương và các hoạt động xây dựng năng lực của các tổ chức quốc tế… để tăng cường năng lực thực hiện các cam kết quốc tế theo các Hiệp định, thỏa thuận, FTA đã ký kết hoặc tham gia.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh, ưu đãi trong các FTA chỉ dành cho các đối tác chứ không phải dành cho tất cả mọi người. Đặc biệt, từ năm 2015 là năm đưa vào thực hiện một loạt Hiệp định thương mại tự do rất quan trọng, tất cả Hiệp định đều liên quan trực tiếp đến ngành Hải quan. Trong các Hiệp định thương mại đều có các ưu đãi giữa hai bên, thông qua công tác kiểm tra kiểm soát của cơ quan Hải quan làm sao các ưu đãi đó được thực hiện đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Bên cạnh đó, Phó Tổng cục trưởng nhấn mạnh, các FTA tuy là tạo thuận thương mại nhưng không có nghĩa không tạo ra các rào cản, vì thế năm 2015, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định Marrakesh sửa đổi, bổ sung Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong đó có nhiều điều khoản liên quan đến việc làm thế nào để ngành Hải quan tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát mà không làm ảnh hưởng đến tự do thương mại.
13 FTA Việt Nam đã ký kết gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định Hải quan ASEAN; Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (ACFTA); Hiệp định khu về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA); Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-New Zealand (AANZFTA); Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AIFTA); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Ban (AJCEP); Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế (VJEPA); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chi lê (VCFTA); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU); Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam đang tham gia đàm phán 3 Hiệp định thương mại gồm: Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và khối EFTA (gồm 4 nước: Ailen, Liechtenstein, Thụy Sỹ và Na Uy); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN và các nước đối tác gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Ấn Độ (RCEP); Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hồng Kông (AHKFTA). |