【giai vo dich quoc gia nhat ban】Hiệp định EVFTA và băn khoăn của doanh nghiệp
Cơ hội để cải thiện môi trường đầu tư
Tại hội thảo, ông Lê Triệu Dũng, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, EVFTA được ký kết sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các DN XK của Việt Nam vào thị trường EU, một thị trường lớn với khoảng 500 triệu dân, đồng thời làm tăng sức hút đối với nguồn vốn từ EU vào Việt Nam.
TS.Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO (VCCI) cho biết, bản thân các DN cũng đã nhận thức được EVFTA là hiệp định toàn diện, không chỉ chú ý đến thương mại hàng hóa mà là công cụ để cải thiện kinh tế vĩ mô, cơ hội để cải thiện môi trường đầu tư bởi hiệp định này còn bao hàm cả các nội dung về thể chế, vấn đề này sẽ được thay đổi để có được môi trường kinh doanh tốt hơn. Môi trường đầu tư tốt là cú hích, sự thúc đẩy để môi trường kinh doanh tại Việt Nam thuận lợi hơn, không chỉ tốt cho DN nước ngoài mà tốt cho cả DN trong nước.
Theo bà Trang, sở dĩ DN quan tâm đến yếu tố kinh tế vĩ mô bởi DN nhìn nhận được nếu nền kinh tế với các yếu tố vĩ mô tốt, ổn định thì sẽ có không gian để DN phát triển, giống như “nước lên thì thuyền lên”.
Băn khoăn vì “màn bí mật vô cùng huyền bí”
Trước cơ hội lớn nhưng DN còn có nhiều băn khoăn. Trước hết là băn khoăn về lợi ích từ thuế quan. Theo bà Trang, thuế suất trung bình cho hàng Việt Nam vào EU theo tỷ trọng kim ngạch XK còn cao (7%). DN lo ngại rằng lợi ích thuế quan từ mức trung bình này giảm xuống mức 0% có thể DN không tận dụng được do phụ thuộc vào kết quả đàm phán.
Bởi để được hưởng mức thuế quan 0% còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như quy tắc xuất xứ...). Hầu hết FTA đang đàm phán đều nhấn mạnh quy tắc xuất xứ nội khối, các nguyên liệu và những yếu tố tạo thành sản phẩm đều phải do các nước trong khối sản xuất thì mới được hưởng các ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết chúng ta NK nguyên liệu của những nước ngoài EU. Nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ thì đương nhiên không được hưởng mức thuế quan ưu đãi. Và như vậy, “mức thuế 0% như quả bóng ở trên cao”. Đây là thách thức cho DN Việt Nam.
Bên cạnh quy tắc xuất xứ là những băn khoăn về quy trình tự chứng nhận xuất xứ. Về vấn đề này, theo bà Trang, “nghe có vẻ tốt”, vì DN không phải đi xin ai mà tự chứng nhận xuất xứ cho chính mình. Nhưng nhiều DN phản ánh rằng, để được tự chứng nhận xuất xứ, DN phải cung cấp toàn bộ tài liệu, giấy tờ liên quan tới giá cả mua bán, nguồn gốc… có liên quan tới sản phẩm, song đây lại là bí mật kinh doanh của DN, không dễ để cung cấp.
Bà Trang cho rằng, tự chứng nhận xuất xứ trên thế giới EU, Mỹ và một số nước đã làm và sớm muộn Việt Nam cũng phải làm, nhưng làm thế nào là vấn đề. Liên quan đến điều này, bà Trang cho biết, theo thông tin, trong 8 FTA Việt Nam đã ký kết, kim ngạch XK sang các nước đó chỉ 30-40% số hàng hóa được hưởng các ưu đãi thuế quan từ FTA đã ký, còn lại 60-70% hàng hóa xuất sang các nước có FTA với VN vẫn phải chịu mức thuế quan thường. Như vậy 60-70 % lợi ích chúng ta mất đi.
Một trong những vấn đề được các DN quan tâm và cũng là băn khoăn của cộng đồng DN chính là những thông tin về hiệp định, bởi chỉ khi có thông tin thì DN mới có sự chuẩn bị tốt.
Cũng theo đại diện của VCCI, lợi ích khi ký kết EVFTA là không phải bàn cãi, nhưng làm sao để DN thu được lợi ích tối đa có thể thì bản thân DN phải có sự chuẩn bị.
Nhưng liên quan đến sự chuẩn bị, đại diện VCCI cho rằng, việc sản xuất không thể thay đổi ngày một ngày hai, DN không thể thay đổi nhà cung cấp trong một tuần hai tuần được. Ví dụ, DN còn phải tùy thuộc vào quy tắc xuất xứ được quy định trong hiệp định để còn biết mua nguyên liệu, mua công nghệ ở đâu có lợi cho mình nhất...
Theo bà Trang, tất cả những điều này đều phụ thuộc vào kết quả đàm phán chi tiết. Nhưng cũng tương tự như các FTA đang đàm phán, “màn bí mật vô cùng huyền bí”, không ai biết những gì đang xảy ra. DN bây giờ đã phải chuẩn bị tinh thần cho EVFTA và nhiều FTA khác nữa. Nhưng DN chưa có sự chuẩn bị về hành động cụ thể vì muốn hành động phải biết nội dung chi tiết, cụ thể mà điều này là chưa có.
Liên quan đến vấn đề này, nhắc lại những kinh nghiệm trong giai đoạn Việt Nam đàm phán và gia nhập WTO, bà Trang cho biết, sau khi WTO được ký kết, các trang web của bộ ngành đều đăng tải các văn bản cam kết, nhưng DN đọc không hiểu được, vì đó là tài liệu mang tính học thuật dành cho những nhà nghiên cứu.
Vì vậy, Trung tâm WTO đã cố gắng để biên soạn, phát hành những quyển cẩm nang nhỏ về những vấn đề của WTO được viết một cách dễ hiểu nhất. Đây là ví dụ để nói rằng thông tin cung cấp là có, nhưng thông tin mà DN cần và dễ hiểu không phải lúc nào cũng có.
“Đây là những vấn đề mà DN băn khoăn và chúng tôi mong rằng những băn khoăn này sẽ được giải tỏa từng bước. Với tư cách là đơn vị đại diện cho cộng đồng DN, chúng tôi mong muốn sự phối hợp của các DN cũng như các chuyên gia, các nhà quản lý để các FTA nói chung, EVFTA nói riêng sẽ thực sự là lợi ích như kỳ vọng của DN”- bà Trang nói.