【bảng xếp hạng hạng nhất bóng đá anh】Hãy ứng xử có văn hóa với thông tin trên mạng xã hội

Thực trạng việc sử dụng thông tin trên mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay như thế nào,ứngxửcoacutevănhoacuteavớithocircngtintrecircnmạngxatildehộbảng xếp hạng hạng nhất bóng đá anh phóng viên Báo Bình Phước phỏng vấn anh TRẦN QUỐC DUY, Bí thư Tỉnh đoànvề vấn đề này.

Anh đánh giá thế nào về việc tiếp cận và xử lý thông tin trên mạng xã hội của tuổi trẻ hiện nay?

Anh Trần Quốc Duy: Cuộc cách mạng công nghiệp 4G đang lan tỏa ở tầm quốc gia và cả thế giới. Trong bối cảnh đó, thanh niên rất dễ sa đà vào “biển thông tin”. Tại sao gọi là biển thông tin, bởi những thông tin được lan truyền rất nhanh, rất nhiều trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook... Tuy nhiên những thông tin này thiếu tính chính thống, thiếu sự kiểm chứng. Có những thông tin chưa có cơ quan hay đơn vị nào chịu trách nhiệm khi đưa lên mạng xã hội. Vì thế trong tầng tầng, lớp lớp thông tin ấy có những thông tin xấu, độc, mang tính trụy lạc hay bạo lực làm cho thanh niên bị kích thích để rồi vội vã kích chuột chia sẻ và bình luận trên mạng xã hội một cách thiếu suy nghĩ. 

Các bạn trẻ phải học cách ứng xử có văn hóa khi đọc và tiếp cận thông tin trên mạng xã hội. Trong ảnh, thanh niên trong ngày hội internet ở Thư viện tỉnh - Ảnh: N.K

Anh có thể lấy một vài ví dụ về vấn đề này?

Anh Trần Quốc Duy:Trên mạng xã hội gần đây chúng ta thấy có những thông tin như xoài, vải thiều, hay nói các sản phẩm nông nghiệp, như ở Bình Phước chúng ta là sầu riêng... có tiêm nhiễm hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật không an toàn gây ra dư luận không tốt. Trước những thông tin như thế, chúng ta cần phải kiểm chứng, đối chiếu thực tiễn với những thông tin chính thống để tránh tình trạng kẻ xấu, cá nhân hay tổ chức phản động lợi dụng đưa thông tin xuyên tạc làm ảnh hưởng đến sản phẩm nông nghiệp, cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của người nông dân.  

Theo anh, cái được và chưa được của mạng xã hội trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay?

Anh Trần Quốc Duy: Trong thế giới phẳng hiện nay, chúng ta ngồi ở Việt Nam nhưng chỉ cần một cái nhấp chuột là có thể tiếp cận thông tin trên toàn thế giới. Đó là nguồn thông tin rất tốt, rất hữu ích để chúng ta khai thác, sử dụng, phục vụ nhu cầu của bản thân. Mạng xã hội sẽ trở thành công cụ hữu ích phục vụ chúng ta nếu biết sử dụng một cách thông minh, có kiểm chứng.

Cái chưa được của mạng xã hội đó là những thông tin lan tràn rất nhanh, rất mạnh nhưng chưa có cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm về nội dung. Vì thế dễ dẫn đến tình trạng trên mạng xã hội có những thông tin thiếu chất lượng, thiếu uy tín và dễ trở thành thông tin xuyên tạc, bôi nhọ bởi những tổ chức, cá nhân phản động hoặc họ có những mưu cầu, mục đích không tốt. Bên cạnh đó, mạng xã hội đôi lúc làm cho con người dễ đi đến trạng thái trầm cảm và tuyệt vọng. Chúng ta không khó để nhận thấy một số thanh niên khi vào quán cà phê, họ nói chuyện với nhau được 15 đến 20 phút là lấy ngay chiếc điện thoại thông minh ra để lên mạng. Như thế, con người sống với thế giới ảo, với mạng xã hội chứ không phải ở thế giới thực. Điều đó đang tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà không ai có thể lường trước được. 

>> [Video] Tuổi trẻ với mạng xã hội

Bình Phước đang triển khai cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt”. Là thủ lĩnh thanh niên của tỉnh, anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc tiếp cận và xử lý thông tin trên mạng xã hội để vừa mang lại hiệu quả cao nhất, vừa đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam?

Anh Trần Quốc Duy: Khi các bạn trẻ tiếp cận hay chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, đầu tiên phải đọc thật kỹ, tìm hiểu thật kỹ để tránh những đường link có mã độc mà chỉ cần chúng ta nhấp chuột đọc thì máy tính hay điện thoại sẽ bị nhiễm virút độc hại. Ngoài ra, khi chúng ta tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội thì phải kiểm chứng và đối chiếu một cách chính thống.

Các bạn trẻ phải học cách ứng xử có văn hóa khi đọc và tiếp cận thông tin trên mạng xã hội. Chúng ta nên tránh tình trạng đua nhau lên mạng để bình luận, tranh luận một vấn đề nào đó mang tính cực đoan. Bởi vì đôi khi một vài bạn trẻ đưa ra quan điểm của mình, một số bạn khác bị kích động và lập tức có hàng ngàn người tranh luận, cãi cọ và trình bày quan điểm của mình, thậm chí có thể gây nên “bão mạng” một cách vô bổ hoặc gây nên hiệu ứng xã hội không tốt.

Bên cạnh đó, các bạn trẻ cần phải nhận thức đúng đắn và nâng cao trách nhiệm khi tiếp cận, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Không nên tham gia, bình luận trên mạng xã hội những thông tin thiếu kiểm chứng, thiếu chính thống, nhất là thông tin liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà chúng ta chưa biết đúng hay sai để tránh kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, bôi nhọ theo luận điệu của họ.

Giới trẻ cũng đang có hiện tượng sa đà, thích thú những thông tin như “ông Tưng”, “bà Tưng” mà quên mất trách nhiệm của mình trước những thông tin mang tính thời sự của đất nước. Do vậy, tôi mong các bạn trẻ dành nhiều thời gian hơn, quan tâm nhiều hơn đến những thông tin liên quan đến vận mệnh của đất nước, những vấn đề mang tính thời sự xã hội để chúng ta sử dụng thông tin một cách hiệu quả trong thế giới toàn cầu hóa thông tin như hiện nay.

Xin cảm ơn anh!

Đông Kiểm(thực hiện)