【bóng đá lưu trực tiếp】Xây dựng một thị trường vốn dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Doanh nghiệp khởi nghiệp gặp khó về kêu gọi vốn

Năm 2018,âydựngmộtthịtrườngvốndànhchodoanhnghiệpkhởinghiệbóng đá lưu trực tiếp Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp sáng tạo (KNST). Qua 3 năm triển khai cho thấy hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã vào cuộc, chủ động, nghiêm túc thực hiện các giải pháp hỗ trợ DNNVV, góp phần tích cực cho hoạt động đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam.

Các hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo diễn ra rất sôi nổi vì nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đánh giá lạc quan vào môi trường, tiềm năng của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST) Việt Nam.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mặc dù đã có những kết quả tích cực, nhưng việc tổ chức thực hiện theo nội dung Nghị định 38 còn chậm, tản mát và chưa tập trung do thiếu nguồn lực cũng như công tác triển khai giữa các cơ quan chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ... Đồng thời, việc tìm và kêu gọi vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện cũng cho thấy không phải chuyện dễ dàng.

Chính vì vậy, PGS.TS Nguyễn Cúc – Hội Kinh tế Việt Nam đề xuất: Để giúp DNNVV khởi nghiệp sáng tạo có cơ hội huy động nguồn vốn hiệu quả, đề nghị Nhà nước cần tạo điều kiện môi trường kinh doanh thông thoáng, cắt giảm các thủ tục pháp lý để xây dựng một thị trường vốn dành cho các DN khởi nghiệp. Ý tưởng xây dựng một thị trường chứng khoán chuyên dành cho các DN khởi nghiệp theo mô hình KONEX (Hàn Quốc) là ý tưởng hữu hiệu giúp các DN khởi nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn với những tiêu chuẩn ở mức thấp hơn, tách bạch với niêm yết, thị trường linh hoạt hơn, có lợi cho cả DN và NĐT.

Đồng thời, Nhà nước có thể hỗ trợ gián tiếp cho DN khởi nghiệp thông qua các hình thức như hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thực hiện các chính sách khuyến khích như giảm lãi suất, miễn giảm thuế... Ngoài ra, Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín dụng cho các DN khởi nghiệp trong những năm đầu theo các điều kiện đi kèm; Thúc đẩy các DN khởi nghiệp chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia vào các cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị nhằm tăng giá trị của DN khi huy động vốn.

Trên cơ sở môi trường kinh doanh đầu tư cho DN khởi nghiệp được mở rộng, Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ sinh thái hỗ trợ xung quanh hoạt động của DN khởi nghiệp. Việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp nên đứng dưới góc độ định hướng, Nhà nước không trực tiếp can thiệp mà đóng vai trò là “trọng tài” để DN khởi nghiệp và hệ sinh thái hỗ trợ tự bổ sung và liên kết với nhau.

vcci
Một khóa đào tạo do Trung tâm Thông tin Kinh tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế vừa qua. Ảnh: T.H

DN khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch và chiến lược tài chính rõ ràng

Bên cạnh các ý kiến đề xuất với Nhà nước, PGS.TS Nguyễn Cúc cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các DN khởi nghiệp sáng tạo. Vị chuyên gia của Hội Kinh tế Việt Nam cho rằng, việc cho ra đời Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (KNST) là một giải pháp hữu ích, giúp DNNVV khởi nghiệp sáng tạo có cơ hội huy động nguồn vốn dồi dào và tiếp cận với nhà đầu tư (NĐT) có kinh nghiệm. Các NĐT cũng có thể mạnh tay thực hiện đầu tư vào các startup tiềm năng nhờ tiềm lực tài chính cộng hưởng từ cộng đồng các NĐT.

Nhưng để huy động vốn thành công, theo PGS.TS Nguyễn Cúc, bản thân người làm công tác quản trị trong DN khởi nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ càng ngay từ khâu đầu tiên. Các NĐT chỉ đầu tư vào DN khởi nghiệp nếu họ thấy được tiềm năng phát triển.

Do vậy, theo PGS.TS Nguyễn Cúc cho rằng, DN khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong vòng 3-5 năm cũng như có kế hoạch tài chính rõ ràng để hỗ trợ kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế hoạch cần cụ thể, thực tế không đầu tư dàn trải. Hệ thống sổ sách kế toán của DN phải đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng khi NĐT tìm hiểu sâu về DN… DN cần hiểu rõ bài toán thị trường trong khi huy động vốn bởi các NĐT, quỹ mạo hiểm luôn tìm kiếm những DN có tiềm năng phát triển và các sản phẩm của DN phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, sản phẩm, ý tưởng kinh doanh, DN khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch tài chính, dự báo dòng tiền, định giá DN. Kế hoạch tài chính phải có sức thuyết phục để chứng minh được cơ sở của các giả định có trong mô hình. Kế hoạch này phải xây dựng theo nhiều kịch bản khác nhau. Bởi vì, kế hoạch tài chính tốt sẽ là cơ sở để định giá DN dựa trên các phương pháp định giá hợp lý.

Một điểm nữa cũng được PGS.TS Nguyễn Cúc, lưu ý, đó là sau khi DN khởi nghiệp gọi vốn thành công từ các NĐT, cần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ kỹ thuật của NĐT như định vị chiến lược, kiến thức tài chính, cơ hội mở rộng thị trường… Tuy nhiên, DN khởi nghiệp cần bảo vệ quan điểm của mình để tránh sự lệ thuộc hoàn toàn vào NĐT, dẫn đến bị thâu tóm. Trong quá trình điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, DN khởi nghiệp cần từng bước lên kế hoạch gọi vốn vòng 2. Trường hợp mức lợi nhuận kỳ vọng khó đạt được để chia cho NĐT theo thỏa thuận ban đầu, DN khởi nghiệp cần có thương lượng và trao đổi với NĐT để thống nhất phương án điều chỉnh kịp thời./.

T.H