【h2 duc】Trái phiếu doanh nghiệp 2022: Có thể “chững” đầu năm, nhưng sẽ tiếp tục phát triển minh bạch hơn
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng 49%,áiphiếudoanhnghiệpCóthểchữngđầunămnhưngsẽtiếptụcpháttriểnminhbạchhơh2 duc chủ yếu là phát hành riêng lẻ
Từ ngày 1/1/2021, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được quy định đồng bộ tại Luật Chứng khoán năm 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Sau 12 tháng triển khai các quy định mới về phát hành TPDN, thị trường TPDN tiếp tục là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp trong bối cảnh tín dụng ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành thận trọng.
Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán MB (MBS), tổng cộng trong cả năm 2021, các doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành thành công 665,7 nghìn tỷ đồng TPDN ra thị trường, tăng trưởng khoảng 49% so với năm 2020, trong đó kênh phát hành riêng lẻ chiếm khoảng 97%, còn lại là TPDN phát hành ra công chúng chiếm 3% tổng khối lượng phát hành. Kỳ hạn bình quân gia quyền của các trái phiếu này là 4,15 năm, lãi suất 8,1%/năm.
Nhóm doanh nghiệp bất động sản là ngành đi đầu trong việc phát hành trái phiếu trong cả năm. Tính riêng trong quý IV, nhóm này đã phát hành 79,3 nghìn tỷ đồng TPDN, đứng sau nhóm ngân hàng, nhưng trong năm 2021, lượng trái phiếu huy động lên tới 228,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,3% tổng lượng trái phiếu phát hành. Lãi suất bình quân gia quyền của những trái phiếu bất động sản là 11%/năm, trong khi kỳ hạn bình quân là 3,72 năm.
Nhóm đứng thứ 2 về mặt khối lượng trái phiếu phát hành là các ngân hàng. Trong 3 tháng gần nhất, các ngân hàng đã phát hành 84,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu. Tính trong năm 2021, có 21 ngân hàng khác nhau huy động được 227,8 nghìn tỷ đồng trái phiếu, tỷ lệ 34,2%. Kỳ hạn bình quân gia quyền các trái phiếu ngân hàng là 4,8 năm. Mức lãi suất bình quân đạt 4,6%/năm.
Năm 2021, các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng/hạ tầng cũng tích cực huy động vốn qua kênh trái phiếu với 41,2 nghìn tỷ đồng trong 12 tháng. Nhóm trái phiếu này dù có kỳ hạn ngắn, bình quân là 3,63 năm nhưng lãi suất lại tương đối cao, khoảng 10,4%/năm.
Cũng trong 2021, các doanh nghiệp thuộc ngành điện/nước cũng tích cực huy động vốn qua kênh trái phiếu với 33,2 nghìn tỷ đồng trong 12 tháng. Đặc thù của trái phiếu nhóm này là kỳ hạn dài, bình quân trên 6 năm, hơn hẳn trung bình do các nhà máy điện cần thời gian thu hồi vốn lâu hơn. Chính vì kỳ hạn dài nên lãi suất cũng tương đối cao, khoảng 9,7%/năm.
Các công ty chứng khoán trong năm 2021 cũng tận dụng việc thị trường chứng khoán bùng nổ, tích cực huy động trái phiếu nhằm bổ sung vốn kinh doanh cho vay margin. Cả năm, các công ty chứng khoán đã phát hành 19,1 nghìn tỷ đồng TPDN. Kỳ hạn và lãi suất các trái phiếu không lớn, phù hợp với hoạt động kinh doanh, bình quân lần lượt chỉ 2,17 năm và 8,5%/năm.
Bên cạnh đó, trong quý IV/2021 ghi nhận 2 đợt phát hành TPDN ra thị trường quốc tế. Trong năm 2021, tổng cộng có 6 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế tổng giá trị 1.740 triệu USD.
Tính minh bạch của trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng cải thiện trong năm 2022
Đầu tháng 12/2021, việc kiểm tra, giám sát việc phát hành TPDN được đẩy mạnh để đảm bảo thị trường này trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư. Cụ thể, Nghị định 153/2020/NĐ-CP đang được sửa đổi về xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành và Thông tư của 16/2021/TT-NHNN cũng đã được ban hành với quy định dành cho tổ chức tín dụng.
Theo Bộ Tài chính, dự thảo sửa đổi Nghị định 153 có một số nội dung đáng chú ý. Chẳng hạn, dự thảo sửa đổi quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu đúng mục đích.
Dự thảo bổ sung quy định về xếp hạng tín nhiệm đối với một số loại trái phiếu phát hành nhằm tăng tính công khai, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng trái phiếu được phát hành; đồng thời giúp thị trường có thói quen sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm để đánh giá rủi ro của trái phiếu, tiệm cận với thông lệ quốc tế, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.
NHNN cũng đã ban hành Thông tư 16 quy định về hoạt động đầu tư TPDN của các ngân hàng thương mại và sẽ có hiệu lực vào ngày 15/1/2022. Trong đó, các ngân hàng không được bán và mua lại trái phiếu của doanh nghiệp chưa niêm yết trong vòng 12 tháng. Ngoài ra, Thông tư quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, các ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi nợ xấu dưới 3%.
Theo nhận định của các chuyên gia đến từ MBS, trong nửa đầu năm 2022, thị trường TPDN có thể có “độ chững” lại nhất định để thích ứng với các văn bản hành lang pháp lý mới. Tuy nhiên, trong cả năm 2022 được dự báo sẽ tiếp tục có những bước phát triển với sự mở rộng cả về quy mô lẫn tính đa dạng của sản phẩm. Tính minh bạch thông tin của thị trường tiếp tục được cải thiện đi kèm với sự tuân thủ hành lang pháp lý nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững./.