Các báo cáo đều có một thông điệp chung là cơ quan lập pháp,ốchộiChủtịchnướcvàChínhphủđềuhoànthànhtrọngtrákèo sporting lisbon hành pháp và nguyên thủ quốc gia đều đã hoàn thành trọng trách được nhân dân giao phó.
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ dành khoảng 7 ngày để xem xét, kiện toàn một số vị trí lãnh đạo chủ chốt. Ảnh: Quốc Khánh |
Thành quả lớn nhất là sự tin tưởng của cử tri
“Thành quả và niềm vinh dự lớn nhất đối với đại biểu Quốc hội chính là sự ghi nhận, tin tưởng, chia sẻ, ủng hộ, đồng hành xuyên suốt của cử tri, nhân dân trong mọi hoạt động của Quốc hội thời gian qua”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh trong báo cáo tổng kết nhiệm kỳ.
Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, Quốc hội vẫn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, cố gắng cao nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
“Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đã thành công với những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực từ lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước đến ngoại giao nghị viện đã góp phần đưa đất nước vững bước vượt qua khó khăn, tạo ra những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cũng điểm lại một số kết quả cụ thể, như Quốc hội đã thông qua 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, giám sát 7 chuyên đề liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.
Quốc hội cũng xem xét, quyết định nhiều quyết sách quan trọng của đất nước, có tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, phát triển vùng miền núi đồng bào dân tộc, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đặc biệt, nhiệm kỳ này lần đầu tiên Quốc hội thông qua Kế hoạch đầu tưcông trung hạn và kế hoạch tài chính5 năm, giai đoạn 2016-2020, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hướng tới việc huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, bảo đảm an toàn nợ công, tính bền vững của ngân sách.
Là nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng là người duy nhất cả ba lần đều đứng số 1 trong kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội (hai lần ở cương vị Phó chủ tịch Quốc hội). Kỳ họp này, theo chương trình đã được Quốc hội quyết định, bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ được miễn nhiệm đầu tiên trong các chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, vào chiều 30/3 tới đây.
Nỗ lực trong mọi thời điểm
Trong phiên họp được truyền hình trực tiếp, báo cáo công tác với Quốc hội, cũng là với nhân dân cả nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chia sẻ, với trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia, với sự phối hợp nhịp nhàng của cả hệ thống chính trị, nhiều tình huống phức tạp, khó khăn đã được giải quyết.
“Có những việc không thể nói công khai, nhưng có những thời điểm xử lý sự việc ở biển Đông, biên giới phía Tây Nam, với các nước lớn, nước nhỏ, hết sức tế nhị, hết sức khôn khéo, cả hệ thống đang làm rất tốt, phối hợp rất nhịp nhàng”, Chủ tịch nước chia sẻ.
Ông cũng bộc bạch rằng, dù sức khỏe không được tốt, nhưng cũng đã cố gắng để công việc Chủ tịch nước không bị gián đoạn. Nhiều thời điểm, Chủ tịch nước đã ủy quyền cho Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hoặc phân quyền, giao việc cho các cơ quan cùng hỗ trợ, thực hiện nhiệm vụ.
“Thời gian qua, kể cả lúc công việc dồn dập, khó khăn, như thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, khi thiên tai, bão lũ dồn dập ập xuống các tỉnh miền Trung, chúng tôi vẫn cố gắng thu xếp để đảm bảo thực hiện trọng trách”, ông nói.
Vẫn theo vị lãnh đạo cao nhất của Đảng thì “căng” nhất là thời điểm chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, khi mà không biết bao nhiêu công việc phải giải quyết cùng lúc, từ xây dựng văn kiện, công tác nhân sự, về cách thức tổ chức, làm việc của Đại hội…, nhưng rất may, các công việc sau chót đều thuận lợi, suôn sẻ.
“Mặc dù nhiệm kỳ có sự thay đổi về nhân sự Chủ tịch nước và đặc biệt, từ cuối năm 2018, với trọng trách Tổng Bí thư, đồng thời là Chủ tịch nước, trong mọi thời điểm, Chủ tịch nước đều nỗ lực thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân; trong công tác và sinh hoạt luôn phấn đấu thể hiện trách nhiệm, gương mẫu, giản dị, gần dân, trọng dân, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, khẳng định vị thế của người lãnh đạo cao nhất của Đảng, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại", Chủ tịch nước khái quát.
Theo chương trình kỳ họp 11 đã được thông qua, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào chiều ngày 2/4/2021. Sáng 5/4, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước mới và người được giới thiệu kế nhiệm dự kiến là Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc.
Chính phủ “tự soi lại mình”
Đã gửi báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Chính phủ đến Quốc hội từ trước kỳ họp, trong thời gian có hạn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị một báo cáo riêng trình bày trước Quốc hội.
“Trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam đã phải vượt qua hải trình dồn dập bão tố của biết bao khó khăn, thách thức lớn hơn, vượt xa hơn so với những dự tính ban đầu nhiệm kỳ”, người đứng đầu Chính phủ khái quát trước khi đi vào những đánh giá cụ thể.
Về những nội dung chủ yếu trong chỉ đạo điều hành, Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện các đột phá chiến lược là ưu tiên cao trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ nhiệm kỳ này.
“Đột phá quan trọng, mở đường là đột phá về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điểm mới trong triển khai xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải quy định ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện gắn với tổ chức thi hành hiệu quả”, Thủ tướng nhìn nhận.
Theo người đứng đầu Chính phủ, nhiệm kỳ này, Chính phủ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành.
“Năm 2020, quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015, đạt trên 340 tỷ USD. Trong 5 năm qua, chúng ta đã cùng nhau tạo ra tổng số khoảng 1.300 tỷ USD giá trị tăng thêm (GDP) và năm 2020 đã vượt lên trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ 4 trong ASEAN, đứng thứ 37 thế giới. Phát biểu trước Quốc hội thời điểm đầu nhiệm kỳ, tôi đã nêu: Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới về dân số nhưng quy mô nền kinh tế chỉ đứng thứ 48. Nhưng rất tự hào là đến nay xếp hạng của nước ta đã tăng 11 bậc (vượt qua 11 quốc gia) đứng thứ 37 thế giới. Dù con đường đi lên còn đầy khó khăn, thử thách, nhưng chúng ta hoàn toàn tin tưởng không lâu nữa Việt Nam sẽ bước sang ngưỡng thu nhập trung bình cao và gia nhập nhóm nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội.
Tuy nhiên, tự “soi lại mình”, Chính phủ thẳng thắn nhận thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục. Theo đó, việc thực hiện 3 trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế chưa như kỳ vọng; việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước chưa đạt mục tiêu, một số chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đi vào cuộc sống.
Với chương trình được Quốc hội quyết định thì ở kỳ họp thứ 11 này, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ được miễn nhiệm Thủ tướng và là nhân sự mới của chức danh Chủ tịch nước.
Đánh giá cụ thể hơn những tồn tại, hạn chế
Thẩm tra báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá sâu sắc hơn về những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực.
Theo cơ quan thẩm tra, Chính phủ cần đánh giá rõ hơn về kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, về kết quả cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; đồng thời bổ sung đánh giá về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 để làm cơ sở cho việc xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ tới.
“Phần nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nêu trong Báo cáo còn tương đối khái quát, nhất là về nguyên nhân khách quan; đối với các nguyên nhân chủ quan cũng cần gắn với Bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương, cá nhân cụ thể để xác định rõ trách nhiệm và biện pháp xử lý”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra.