【thứ hạng của câu lạc bộ stade brestois 29】Kiến nghị gỡ vướng mắc thực hiện Luật Hải quan

kien nghi go vuong mac thuc hien luat hai quan

Hải quan cảng Sài Gòn KV3 làm thủ tục cho DN. Ảnh: T.HÒA

Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định bỏ hợp đồng,ếnnghịgỡvướngmắcthựchiệnLuậtHảthứ hạng của câu lạc bộ stade brestois 29 hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng hóa trong hồ sơ hải quan. Với quy định này, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, không có bảng kê chi tiết hàng hóa thì công chức hải quan rất khó khăn trong việc kiểm hóa tỷ lệ hàng hóa; nếu không có hợp đồng thì không thể phân biệt hàng thương mại và hàng phi mậu dịch, hàng sửa chữa theo hợp đồng dịch vụ sửa chữa và những trường hợp khác. Bên cạnh đó, DN không khai hợp đồng gia công, sản xuất XK thì làm cách nào để biết được DN thực hiện hợp đồng lần đầu để tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất theo quy định. DN gia công không thông báo hợp đồng gia công thì căn cứ vào đâu để biết DN thực hiện gia công và thực hiện thủ tục cho DN. Nếu DN đăng kí tờ khai NK, tờ khai XK ở nhiều chi cục khác nhau thì xử lý như thế nào, ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý DN, kiểm tra cơ sở sản xuất, kiểm tra tình hình sử dụng nguyên phụ liệu vật tư. Cục Hải quan TP.HCM đề nghị TCHQ hướng dẫn chi tiết các trường hợp nêu trên.

Tại Điều 20 Thông tư 38 quy định về các trường hợp khai bổ sung, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, DN được khai bổ sung trong các trường hợp, sau khi hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan là không phù hợp với Luật Hải quan. Đối với trường hợp, DN tự phát hiện và khai sau thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan và bị xử lý theo quy định. Việc xử phạt trong trường hợp này là không phù hợp. Nếu DN để hàng hóa thông quan rồi mới khai bổ sung thì không bị phạt.

Đối với trường hợp, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan Hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, quy định việc xử lý trong trường hợp này là không phù hợp vì: Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu phát hiện hàng cấm, hàng thừa, hàng không đúng khai báo thì DN có phải khai báo bổ sung không? Khi đó hành vi được xử lý như thế nào khi DN có khai báo với cơ quan Hải quan. Đối với những vướng mắc này, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị TCHQ có hướng dẫn cụ thể, thống nhất quan điểm xử phạt trong trường hợp DN tự phát hiện, trước khi cơ quan Hải quan kiểm tra, thanh tra thì không bị xử lý (bao gồm cả trường hợp tự phát hiện sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra hồ sơ đến trước khi thông quan hàng).

Về phần trách nhiệm người khai hải quan khi thực hiện khai bổ sung trong thông tư hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về hồ sơ khai bổ sung, điều kiện khai bổ sung. Đề nghị TCHQ có hướng dẫn và bổ sung các điều kiện để xem xét, giải quyết cho DN khai bổ sung. Đối với phần trách nhiệm của cơ quan Hải quan quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 38, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, hiện nay, số lượng tờ khai luồng Xanh trên hệ thống rất nhiều, vậy làm thế nào để biết được tờ khai nào thuộc diện phải hủy (chưa có hàng NK đến cửa khẩu nhập hoặc chưa đưa hàng qua khu vực giám sát) đề nghị TCHQ xây dựng chương trình để kết xuất tờ khai hải quan phải hủy thuộc luồng Xanh; hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh, trường hợp hủy nhầm tờ khai có nhầm lẫn trong khâu cập nhật dữ liệu tại khâu giám sát thì xử lý như thế nào, ban hành mẫu thông báo để thực hiện thống nhất.

Đối với việc DN phải nộp giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp DN đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản, thì DN phải nộp giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành và biên bản lấy mẫu để đảm bảo việc lấy mẫu được thực hiện tại cửa khẩu. Các trường hợp khác (hàng XK, NK có điều kiện như giấy phép) thực hiện theo quy định của các bộ ngành.

Điều 57 quy định về các trường hợp kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất, Cục Hải quan TP.HCM đang gặp vướng mắc. Việc kiểm tra cơ sở sản xuất khi DN thực hiện hợp đồng gia công lần đầu, cho phép DN được ân hạn thuế thực hiện như thế nào. Trường hợp cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu nằm ở địa bàn tỉnh, thành phố khác với chi cục nơi thông báo hoạt động gia công thì thực hiện như thế nào, có được phép nhờ hải quan địa phương khác kiểm tra hộ không. Kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất được cập nhật vào Hệ thống. Cục Hải quan TP.HCM cho biết, hiện nay, Hệ thống VCIS chưa có chức năng xử lý nội dung này, đề nghị TCHQ ban hành quy trình kiểm tra cơ sở sản xuất để các đơn vị thực hiện thống nhất, làm rõ thẩm quyền ký quyết định kiểm tra và hướng dẫn cụ thể việc cập nhật vào hệ thống …