游客发表
发帖时间:2025-01-10 08:03:32
Thời gian qua,ángsuốtnhưLưuDungcònnghĩđấtđaitrênthếgiớinàyđềuthuộcvềTrungQuốlịch thi đấu thụy điển Trung Quốc cho xây dựng các đảo đá tại quần đảo Trường Sa đã trở thành điểm nóng của dư luận trong nước và quốc tế. Hành động này đã tạo nên bất ổn tại biển Đông, khiến nhiều nước trên thế giới phải quan ngại về chính sách bành trướng ngày càng lộ rõ của Trung Quốc.
Những việc làm thể hiện rõ nhất bản chất của Trung Quốc muốn biến biển Đông thành “ao nhà” như tuyên bố về đường 9 đoạn (đường lưỡi bò), bao trùm khoảng 80% diện tích biển Đông, đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, xây dựng đảo đá ngoài Trường Sa,…
Nhìn nhận về các hoạt động trên của Trung Quốc, PGS.TS Trần Lê Bảo, nhà nghiên cứu về Trung Quốc và Châu Á nhấn mạnh, những hành động đó thể hiện Trung Quốc là một đất nước đầy tham vọng với ước mơ làm bá chủ thế giới.
Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc lại luôn cho rằng những việc họ đã làm là hoàn toàn đúng đắn. Đơn cử như vào tháng 5/2014, trong lúc căng thẳng đang leo thang giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh vụ nhà cầm quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hạ đặt bất hợp pháp thì ông Tập Cận Bình đã lên tiếng, phát biểu trong một buổi mít tinh kỷ niệm 60 năm của hiệp hội Hữu nghị nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh rằng: "Không có gen xâm lược trong máu người Trung Quốc", Tân Hoa Xã trích lời Tập Cận Bình.
Lời nói của ông Tập Cận Bình có vẻ đã đi ngược lại những gì Trung Quốc đang làm.
Chính sách bành trướng không phải bây giờ Trung Quốc mới hiện rõ. Chắc hẳn nhiều người đã xem bộ phim truyền hình dài tập của điện ảnh Trung Quốc đang chiếu trên VTV2 có tên Tể tướng Lưu Gù thì sẽ rõ điều này.
Bộ phim lấy bối cảnh thời nhà Thanh kể về Lưu Dung. Lưu Dung tuy mang tấm lưng gù, nhưng bên trong là một tấm lòng trong sáng và trí tuệ hơn người. Yêu nước, thương dân, thanh liêm lại có tài văn chương thơ phú nên dần dần Lưu Dung được thăng đến chức tể tướng.
Lưu Dung còn được ví là quả cân để giữ cho giang sơn yên ổn, thăng bằng.
Tuy là người thông minh tài giỏi, hết lòng vì dân vì nước nhưng Lưu Dung cũng vẫn mang nặng tư tưởng bành trướng, nghĩ rằng Trung Hoa là số 1, bá chủ thế giới.
Ở tập 15, trưởng đoàn phái bộ Anh Cát Lợi (nước Anh) có đến gặp Lưu Dung để nhờ vị tể tướng tác động tới hoàng thượng nhà Thanh cho nước Anh Cát Lợi được mở rộng thông thương mua bán với Trung Quốc.
Nói về việc bái kiến hoàng đế nhà Thanh, Lưu Dung cho rằng đó là chuyện hết sức hệ trọng, không nên cúi chào theo kiểu Anh Cát Lợi mà phải chào theo lễ 3 lần dập đầu, 9 lần lạy của triều Thanh.
Vị trưởng đoàn phái bộ Anh Cát Lợi phản đối, “vì hình thức cúi chào là nghi thức cao nhất, chúng tôi cũng chào vua nước Anh như thế”.
Nghe trưởng đoàn phái bộ nước Anh nói vậy, Lưu Dung nghiêm nghị nhấn mạnh rằng: “Một nước nhỏ như Anh Cát Lợi làm sao có thể sánh với nước Đại Thanh ta. So sánh như vậy không phù hợp thể chế”.
Trưởng đoàn phái bộ: “Vừa nãy tôi chưa nói rõ, theo tập quán, chúng tôi cho rằng cúi chào là nghi lễ cao nhất rồi đó”.
Lưu Dung: “Đó là cách hiểu của nước nhỏ bé, yết kiến hoàng đế Đại Thanh đế quốc ta phải hành lễ quỳ lạy”.
Trưởng đoàn phái bộ: “Chúng tôi chỉ quỳ trước Chúa mà thôi”.
Lưu Dung: “Hoàng đế Đại Thanh ta còn gọi là thiên tử, chẳng nhẽ không giống Chúa của nước ngài sao?”
Trưởng đoàn phái bộ: “Tôi không gặp Chúa, tôi không yết kiến Hoàng đế như một thần dân, tôi là đại diện của đế quốc Anh, tôi đại diện cho một đất nước”.
Lưu Dung cười lớn nói: “Chả lẽ ngài lại không biết câu nói cả thiên hạ này thuộc về hoàng đế chăng? Tất cả đất đai ở thế giới này đều thuộc về Đại Thanh ta”.
Trưởng đoàn phái bộ khó chịu: “Chẳng lẽ Anh Cát Lợi ta cũng thuộc nhà Thanh ư?”
...
Mẫu thuẫn trên được giải quyết khi mà trưởng đoàn phái bộ nước Anh phải chịu thiệt, nhận sai về mình vì muốn lấy lòng tể tướng.
Qua đối thoại trên có thể thấy, Trung Quốc dùng mọi cách để tuyên truyền tới người dân nước họ rằng Trung Quốc là bá chủ của thế giới, mọi đất đai trên thế giới đều thuộc về Trung Quốc.
Thời điểm đó nước Anh đã có nền kinh tế cực kỳ phát triển. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, không biết mình biết ta nên hoàng đế Đại Thanh và các quan trong triều đều cho rằng nước Anh là nhỏ bé, nghèo nàn và trên thế giới chỉ Trung Quốc mới là hùng mạnh nhất. Trong khi ngay cả chiếc ống nhòm đoàn phái bộ nước Anh tặng, Hoà Thân cũng không biết sử dụng.
Hoàng Nguyên
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接