Xoay quanh vấn đề này,átraViệtlạibíđườngvàoMỹkết quả tỷ số bóng đá lưu phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep).
PV: Ngành Cá tra tại thời điểm hiện tại đang đối mặt với rất nhiều thách thức, có phải vậy không thưa ông?
- Ông Trương Đình Hòe:Đúng vậy, xuất khẩu cá tra Việt Nam hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức không chỉ về kim ngạch xuất khẩu mà còn về chất lượng sản phẩm và trong trường hợp USDA áp dụng quy định mới thì những thách thức đối với ngành sẽ càng lớn hơn.
Bởi lẽ, nếu như đối diện với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, các DN xuất khẩu cá tra của Việt Nam chỉ phải chịu mức thuế cao, nhưng vẫn có thể tiêu thụ được hàng hóa vào thị trường Mỹ. Song, quy định lần này của USDA đưa ra chỉ cho Việt Nam thời hạn 18 tháng tính từ tháng 3/2016, với quy định mới của Mỹ, DN cá tra Việt Nam chỉ được chọn có hoặc không, đủ tiêu chuẩn mới xuất khẩu sang Mỹ, còn không thì coi như hết đường vào Mỹ. Đây là điều mà chúng tôi rất lo ngại vì nó sẽ thật sự gây nhiều khó khăn cho các DN chế biến và xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam. Trong khi đó, sản phẩm cá da trơn đã được thị trường Mỹ chấp nhận trong nhiều năm qua.
|
PV: Vậy có giải pháp gì cho vấn đề này, thưa ông?
- Ông Trương Đình Hòe:Trước mắt, từ nay đến ngày 2/3/2016, Hiệp hội sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi cho Mỹ danh sách các DN có mong muốn tiếp tục xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào Mỹ. Ngoài ra, Bộ cung cấp các thông tin về các hệ thống luật pháp, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam theo như yêu cầu của phía Mỹ. Trong khoảng thời gian này, chúng ta sẽ phải cung cấp các tư liệu để chứng minh rằng Việt Nam có hệ thống quản lý đối với sản xuất, chế biến cá da trơn tương đồng với Mỹ. Đây là quan ngại lớn, bởi hệ thống quản lý sản xuất, chế biến cá da trơn 2 quốc gia đang có nhiều sự khác biệt.
PV: Còn về phía DN thì sao, thưa ông?
- Ông Trương Đình Hòe: Vấn đề quan trọng đối với các DN xuất khẩu sang thị trường này là cần phải xem lại thật kỹ các điều kiện của họ. Từ đó, có thể biết được các tiêu chuẩn của USDA đưa ra có khác biệt so với tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và các tiêu chuẩn chế biến hay không để kịp thời đối phó. Việc thanh tra của các thị trường nhập khẩu như Mỹ và các nước khác tiến hành có thể đưa ra rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nhưng chủ yếu là tập trung vào 2 vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường.
PV: Liệu chúng ta có tính tới phương án khởi kiện không, thưa ông ?
- Ông Trương Đình Hòe: Khi tham gia ký kết FTA, WTO hay mới nhất là TPP, các nước vừa phải cam kết thực hiện tự do thương mại nhưng cũng vừa có quyền được đảm bảo lợi ích xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước thành viên. Tuy nhiên, việc phía Bộ Nông nghiệp Mỹ nhiều lần dựng lên những rào cản để cản trở việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam, một mặt vi phạm quy định và các tuyên bố chung đã được thống nhất giữa các bên, mặt khác, khẳng định ưu thế cạnh tranh của sản phẩm cá tra Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng so với các DN sản xuất cá tra Mỹ tại thị trường này. Ngay từ đầu, VASEP đã có ý kiến phản đối chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ. Các ý kiến phản đối sẽ tiếp tục được gửi đến USDA, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng có liên quan. Trong trường hợp quy định này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề xuất khẩu cá tra của Việt Nam thì chúng ta cần nhờ tới sự can thiệp của WTO.
PV: Vậy, ông có nghĩ, để bảo hộ sản xuất nội địa của Mỹ sau khi TPP được ký kết, các hàng rào kỹ thuật khác nhau sẽ liên tục được dựng lên không chỉ với cá tra, cá basa mà còn với nhiều mặt hàng thủy sản khác?
- Ông Trương Đình Hòe:Trước đây, Luật Nông trại (Farm Bill) cũng từng khiến nhiều DN thủy sản Việt Nam “đau đầu” với quy định kiểm tra toàn bộ sản phẩm xuất khẩu thay vì lấy mẫu như hiện nay. Và thực ra, nếu muốn cá tra Việt cũng như các sản phẩm thủy sản thâm nhập sâu vào thị trường lớn nhưng khó tính như thị trường Mỹ, điều đương nhiên là phải chấp nhận cuộc chơi với những rào cản, thách thức dài hơi nhưng phải thực sự bình đẳng, sòng phẳng từ hai phía.
Hiện nay Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn nhất về lĩnh vực cá tra tại Mỹ nên quy định lần này được ngầm hiểu là nhằm bảo hộ ngành sản xuất cá tra nội địa của Mỹ. Tuy nhiên, xét về yếu tố chính trị thì hiện đã có nhiều ý kiến phản đối của thượng nghị viện Mỹ bởi lẽ, quy định này không tạo ra được sự cạnh tranh công bằng trên thị trường.
PV: Xin cảm ơn ông!
Mai Thanh