【nhận định giải ngoại hạng anh】Xây "bệ đỡ" hút doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo

Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường vốn Thu hút đầu tư vào nông nghiệp xanh Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ góp phần cải thiện môi trường đầu tư
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc

Thời gian qua Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu cho phát triệt nhanh và bền vững. Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và công nghệ tiên tiến tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai những giải pháp nào, thưa bà?

Hiện nay, môi trường kinh doanh của Việt Nam đang rất sôi động và cạnh tranh. Trên toàn cầu, việc đổi mới sáng tạo vừa là thách thức vừa là cơ hội quyết định sự thịnh vượng của doanh nghiệp, của đất nước. Để bắt kịp được xu hướng này, cách đây 5 năm, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã được thành lập theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua 5 năm vận hành và phát triển, có thể nói NIC ngày càng khẳng định vai trò hạt nhân trong việc thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo; trở thành nơi thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam; đầu mối thu hút các nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam.

Theo đó, NIC đã sớm hoàn thiện về cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổi mới sáng tạo tại Hà Nội và Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với tổng diện tích gần 30.000 m2; hỗ trợ cho hàng chục doanh nghiệp công nghệ, hàng trăm startups và thường xuyên là địa chỉ kết nối các chủ thể hệ sinh thái cũng như trở thành không gian dành cho đổi mới sáng tạo lớn nhất cả nước. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn từ các quốc gia, các viện-trường đã thiết kế và lặp đặt các phòng Lab, phòng kiểm thử, trung tâm R&D và các hạ tầng hỗ trợ, ươm tạo khác tại NIC Hòa Lạc.

Về xây dựng phát triển chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo, NIC đã tham mưu, đề xuất nhiều quy định pháp lý về hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần tạo dựng môi trường pháp lý kinh doanh thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Nhiều nội dung, nội hàm về đổi mới sáng tạo được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật, gần đây nhất là Luật Thủ đô năm 2024 và Nghị định dành riêng cho NIC, trong đó quy định các cơ chế ưu đãi đặc thù cho hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý cho việc hỗ trợ, phát triển bền vững hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia.

Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua các chương trình tư vấn, kết nối chuyên gia và hỗ trợ chuyển đổi số, sản xuất thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, giúp hàng nghìn doanh nghiệp đã được tiếp cận thông tin và ứng dụng công nghệ mới, giúp nâng cao năng suất và chất lượng, hiệu quả sản phẩm.

Đáng chú ý, trong thời gian vừa qua, NIC đã tiên phong, dẫn dắt trong việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ với nhiều khóa học, đào tạo được cung cấp bởi các đối tác quốc tế lớn như Google, Siemens, Samsung, Cadence, Synopsis, Quovor.

Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu trình Chính phủ xây dựng Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”. Đề án đã được trình Thủ tướng Chính phủ và khi Đề án này được thông qua sẽ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cho ngành công nghiệp này trong tương lai...

Tuy nhiên, để tiếp tục thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp xu thế trên thì các cơ quan quản lý Nhà nước phải làm 3 vai trò. Một là, xây dựng khung khổ, thể chế pháp lý để khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo. Hai là, các cơ quan quản lý Nhà nước phải cung cấp hạ tầng, thông tin và "bệ đỡ" cho doanh nghiệp. Ba là, theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời khen thưởng những nhân tố mang lại kết quả tích cực và xử phạt những đối tượng vi phạm.

Bên cạnh vai trò của cơ quan quản lý nhà nước như bà đã nói ở trên, để tạo “bệ đỡ”, thu hút doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, theo bà cần triển khai những giải pháp cụ thể nào?

Trong bối cảnh có nhiều thay đổi, đặc biệt vấn đề toàn cầu, khu vực, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần tiếp tục có những giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện đễ hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Do đó, để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải triển khai một loạt biện pháp đồng bộ để đảm bảo thu hút được nhiều dự án đầu tư có chất lượng.

Theo đó, sẽ tập trung tới 5 giải pháp quan trọng. Một là hoàn thiện khung pháp lý và chính sách hỗ trợ trong đó bao gồm các giải pháp liên quan tới thuế, tài chính và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trong đó, cần cải thiện hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài khi phát triển các sản phẩm và công nghệ mới tại Việt Nam. Tiếp tục hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng, minh bạch; có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt; có những cam kết chính sách ổn định, nhất quán, lâu dài về đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Thứ hai, phát triển hạ tầng và môi trường công nghệ theo hướng hiện đại, nhằm tạo ra môi trường đổi mới sáng tạo thuận lợi cho chuyển đổi số và hệ sinh thái hợp tác giữa doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu để tạo ra những sáng kiến đột phá.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua thúc đẩy đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài quốc tế và phát huy nguồn lực chuyên gia, trí thực người Việt trên thế giới.

Thứ tư, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thông qua khuyến khích hợp tác công – tư (PPP), thiết lập quỹ đầu tư công nghệ và huy động vốn tư nhân tham gia.

Thứ năm, nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia bao gồm đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hiệp định thương mại tự do với các quốc gia có thế mạnh về công nghệ để mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Bằng cách kết hợp các biện pháp này, Việt Nam có thể thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, tạo ra môi trường thuận lợi để đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số.

Xin cảm ơn bà!