【bang ti so bong da】Sản xuất phân bón teo tóp theo El Nino

san xuat phan bon teo top theo el nino

Dây chuyền đóng gói sản phẩm đạm Cà Mau trước khi tiêu thụ . Ảnh: ST.

Lợi nhuận đi xuống

Theảnxuấtphânbónteotóbang ti so bong dao số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm 2016 Việt Nam đã nhập khẩu 1,9 triệu tấn phân bón với tổng giá trị 539 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2015, phân bón nhập khẩu đã giảm 7,7% về lượng và 19% về giá trị.

Theo báo cáo tài chính quý II-2016 của Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau (DCM), lợi nhuận trước thuế quý II-2016 của công ty là 222 tỷ đồng, giảm 13% so với quý II-2015. Theo Phó tổng giám đốc Nguyễn Đức Hạnh, lợi nhuận giảm chủ yếu do biến động của doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ure. Theo đó, mặc dù sản lượng tiêu thụ ure không chênh lệch đáng kể so với quý II-2015 nhưng do, cung – cầu ure trong nước biến động dẫn đến giá bán và doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ure của DCM trong quý II-2016 giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần trong kỳ chỉ đạt 1.377 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, DCM thu về 2.307 tỷ đồng doanh thu và 345,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm lần lượt 18% và 23% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, theo Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (LAS), thị trường phân bón trong nước đang trong giai đoạn bão hòa khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn. Doanh thu bán hàng trong quý II-2016 đã giảm 288,4 tỷ đồng, bằng 79,6% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá bán sản phẩm supe lân đã giảm 11%, NPK giảm 4% nhưng sức tiêu thụ vẫn có xu hướng giảm, cụ thể sản lượng tiêu thụ giảm 16%, trong đó supe lân giảm 3%, NPK giảm 22%.

Do tiêu thụ sản phẩm khó khăn nên công ty đã phải tăng các khoản chi phí bán hàng như: Chi phí hội nghị hướng dẫn sử dụng phân bón tại các xã, huyện, chi phí quảng cáo tiếp thị… Theo đó, chi phí bán hàng tăng lên 38,5 tỷ đồng, bằng 148% so với quý II-2015. Cũng do khó khăn trong tiêu thụ, Công ty đã cho giãn nợ, lùi thời gian thanh toán tiền mua hàng làm cho chi phí tài chính trong kỳ tăng thêm 4,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 63% so với quý II-2015. Các yếu tố trên đã tác động khiến lợi nhuận sau thuế của LAS giảm 31%, chỉ đạt 30 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, LAS lãi ròng 61 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 173 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2015.

Trong quý II-2016 doanh thu thuần của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (DPM) cũng giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt gần 2.432 tỷ đồng. Nhưng do giá các nguyên liệu đầu vào giảm giúp giá vốn giảm mạnh tới 20%, nhờ đó lợi nhuận gộp trong kỳ tăng gần 10%, đạt 739 tỷ đồng. Ngoài ra, trong kỳ Công ty còn ghi nhận 4 tỷ đồng lợi nhuận khác, tăng mạnh so với 1 tỷ đồng trong quý II-2015. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế của DPM thu về 484 tỷ đồng, tăng 30% so với quý II-2015. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, DPM lãi trước thuế 976 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Tại Công ty CP Phân bón Bình Điền, mặc dù doanh thu quý II-2016 ở mức tương đương quý II-2015, nhưng do giá đầu vào giảm đã giúp lợi nhuận gộp tăng 21%, đạt 296 tỷ đồng.

Khó khăn bủa vây

Từ đầu năm đến nay, giá các loại phân bón trong nước ở mức khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá phân bón thế giới tiếp tục giảm và nguồn cung trong nước hiện khá dồi dào. Trong khi đó, các DN sản xuất phân bón lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Ước tính, thị trường phân bón Việt Nam đang tồn tại khoảng 7.000 chủng loại phân bón. Điều này khiến cho công tác quản lý của cơ quan Nhà nước gặp không ít khó khăn, từ đó dẫn đến tình trạng phân bón giả tràn lan trên thị trường.

Tại một hội thảo do Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức mới đây, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường cho hay, mỗi năm các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện khoảng 3.000 vụ vi phạm về phân bón giả, kém chất lượng với khối lượng trên dưới 10.000 tấn. Tuy nhiên, con số thống kê này mới chỉ là bề nổi bởi còn rất nhiều vụ vi phạm khác không được phát hiện. Thêm vào đó, các DN phân bón còn phải chịu sức ép từ các đối thủ nước ngoài. Hiện Việt Nam đang nhập khẩu phân bón từ 18 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu.

Tình hình khô hạn và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên ở mức độ cao hơn các năm đã tác động đến nhu cầu về phân bón hóa học. Điểm tích cực là giá khí giảm đã giúp các DN sản xuất phân bón giảm bớt gánh nặng chi phí đầu vào. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), trung bình 6 tháng đầu năm 2016, giá khí đầu vào cho các đơn vị sản xuất phân ure thấp hơn 35% so với cùng kỳ năm 2015. Tương tự, giá lưu huỳnh thấp hơn 41% so với cùng kỳ. Kéo theo đó, giá phân bón cũng theo chiều hướng đi xuống. So với cùng kỳ 2015, giá phân bón trung bình trong 5 tháng đầu năm 2016 giảm khoảng 13% đối với ure, 20% đối với DAP và 3% đối với Kali. Hơn nữa, thời điểm cuối quý II là thời điểm bắt đầu của vụ hè thu- vụ mùa lớn nhất trong năm nhưng giá phân bón chưa có dấu hiệu hồi phục.

Trong khi đó, tình hình xuất khẩu phân bón trong 6 tháng đầu năm 2016 cũng sụt giảm cả về lượng và giá trị. Thống kê trong nửa đầu năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 332,9 tấn phân bón các loại, với trị giá 95,6 triệu USD, giảm 26% về lượng và giảm 40% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Hiện phân bón của Việt Nam đã có mặt tại 8 quốc gia trên thế giới. Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu phân bón sang các thị trường đều suy giảm, trong đó thị trường Hàn Quốc giảm mạnh nhất với mức giảm 50% về lượng và giảm 59% về trị giá, tương ứng với 34.400 tấn, trị giá 8,6 triệu USD. Thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam là Campuchia cũng sụt giảm 29% về lượng và giảm gần 40% về trị giá so với cùng kỳ…

Các chuyên gia của BSC cho rằng mặt bằng giá phân bón sẽ giữ ổn định và khó có thể tăng lên trong 6 tháng cuối năm 2016 do áp lực cạnh tranh với nguồn phân bón giá rẻ từ Belarus và Indonesia trong khi giá nguyên liệu được dự báo sẽ tăng lên. Tuy nhiên, La Nina nhiều khả năng diễn ra sẽ giúp các doanh nghiệp phân bón hồi phục. Theo đó, tình trạng mưa nhiều khiến phân bón dễ bị rửa trôi sẽ làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ phân bón.