Nhà cái uy tín

【bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá ý】Miền Tây mất dần những cánh đồng mía

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Vùng ĐBSCL là một trong những nơi trồng mía chủ lực của cả nước, tuy nhiê bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá ý

Vùng ĐBSCL là một trong những nơi trồng mía chủ lực của cả nước,ềnTymấtdầnnhữngcnhđồbảng xếp hạng giải vô địch bóng đá ý tuy nhiên gần đây nhiều cánh đồng mía nơi đây cứ thưa dần do giá thấp, người dân canh tác không hiệu quả nên đành ngậm ngùi chia tay cây mía...

Mía rớt giá khiến nông dân ĐBSCL lỗ nặng.

Thua lỗ do giá thấp

Nông dân các xã An Thạnh Đông, An Thạnh 2, Đại Ân… thuộc huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đang vào cao điểm thu hoạch vụ mía năm 2018-2019, thế nhưng giá quá thấp khiến nhiều hộ không vui. Ông Diệp Thanh Tâm, ngụ xã An Thạnh Đông, rầu rĩ: “Vụ này, gia đình tôi trồng 13 công mía, đây là loại cây truyền thống của xứ cù lao hàng chục năm nay. Cả nhà vất vả chăm sóc gần cả năm trời, nay mía tới kỳ thu hoạch thì thương lái chỉ mua có 260-300 đồng/kg (mua sô, thương lái tự đốn), mức giá thấp nhất từ nhiều năm qua. Dù lỗ, nhưng nông dân đành chấp nhận bán, chứ càng neo lâu thì gặp hạn, mặn sẽ khiến mía giảm chất lượng và lỗ nhiều hơn”. Đưa chúng tôi ra thăm ruộng mía rộng 12 công của gia đình đã quá ngày thu hoạch, ông Út Chí (ở xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung), chua chát: “Hồi năm ngoái, giá mía cũng tệ hại chỉ 500 đồng/kg khiến hàng loạt hộ lỗ nặng. Sau đó, người dân chạy đi hỏi nợ đầu tư trồng lại vụ mía mới với hy vọng gỡ nợ. Nào ngờ, giờ tới kỳ thu hoạch thì giá mía rớt thảm hơn vụ trước, nông dân lỗ đứt đường”.

Nhiều nông dân ở xứ mía Cù Lao Dung cho biết, nếu như vụ trước năng suất mía khoảng 120 tấn/ha; trong khi vụ này bị thất mùa năng suất chỉ 90-100 tấn/ha; chữ đường trong mía cũng giảm xuống còn 8-9 CCS; đặc biệt là giá cả thấp nhất so với hàng chục năm nay. Như vậy, tính trên 3 mặt là “năng suất thấp, chữ đường thấp và giá thấp” đã đẩy nông dân trồng mía thua lỗ từ 10-20 triệu đồng/ha. “Do thua lỗ khá nặng trong 2 vụ mía liên tục nên rất nhiều hộ lâm vào cảnh nợ nần và hiện tại bà con tiến thoái lưỡng nan việc có trồng mía nữa hay không! Trước mắt đã có không ít hộ rời cánh đồng mía để lên Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… làm thuê kiếm sống; trong khi nợ vật tư, nợ bên ngoài vẫn chưa thể thanh toán”, ông Diệp Thanh Tâm chia sẻ.

Theo ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cù Lao Dung: Vụ mía năm nay nông dân các xã trồng hơn 5.100ha, đến thời điểm này đã thu hoạch gần 40% và đang vào cao điểm đốn mía cho đến tháng 5-2019 kết thúc vụ. Tuy nhiên, cái khó năm nay là giá mía quá thấp, bình quân chỉ 400-500 đồng/kg; riêng những nơi xa kênh mương thì giá thấp hơn. Mấy ngày qua, ngành chức năng rất nóng lòng bởi giá thấp, tiêu thụ chậm, dân bị lỗ kéo dài… song vẫn rối bời vì chưa có giải pháp hữu hiệu.

Không riêng gì Sóc Trăng, mà ở Trà Vinh, Long An, Bến Tre… hàng loạt nông dân trồng mía cũng trắng tay bởi vụ mùa ảm đạm, khi giá mía nguyên liệu và giá đường cùng sụt giảm mạnh, tiêu thụ gặp khó khăn…

Ào ạt phá bỏ ruộng mía

Ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cù Lao Dung, bộc bạch: “Nhiều năm nay, mỗi khi nói tới Cù Lao Dung là người ta nghĩ ngay tới những cánh đồng mía bạt ngàn. Chính vì vậy mà không ít người quen gọi xứ này là “cù lao mía”. Những năm cao điểm Cù Lao Dung trồng hơn 8.520ha mía và là một trong những huyện có diện tích mía đứng hàng nhất nhì ở vùng ĐBSCL. Song, vài năm nay ngành mía đường lâm vào khủng hoảng và khó khăn càng lúc trầm trọng hơn. Do ảnh hưởng giá đường thấp đã kéo giá mía xuống thấp và nông dân bị lỗ nên họ bỏ cây mía là chuyện hiển nhiên”. Ông Hồ Thanh Kiệt chỉ cho chúng tôi những cánh đồng tôm sú, tôm thẻ nối tiếp nhau; rồi những rẫy rau màu chạy dài quanh xứ cù lao… Đây chính là những cánh đồng mía trước đây đã bị san phẵng để chuyển sang trồng cây khác. “Sau vụ mía năm ngoái đã có khoảng 1.000ha đất mía bị phá bỏ để trồng cây khác. Vụ mía hiện tại nông dân tiếp tục lỗ nên dự kiến có từ 1.000-1.100ha mía sẽ mất. Với tình hình này nhiều khả năng, sang vụ mía 2019-2020 ở huyện Cù Lao Dung chỉ còn lại khoảng 4.000ha mía; kế hoạch giữ từ 5.000-5.500ha mía xem như khó thực hiện được”, ông Hồ Thanh Kiệt nhìn nhận.

Tại Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh… diện tích mía cũng giảm mạnh, bởi nông dân đã quá ngán ngẩm. Riêng ở thủ phủ mía Hậu Giang, nếu như năm 2012 toàn tỉnh trồng hơn 12.000ha mía thì năm 2018 sụt giảm còn 10.500ha; niên vụ mía 2019-2020 tiếp tục giảm xuống khoảng 8.500ha. Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Lâu nay, có hơn 62% diện tích mía của địa phương được nhà máy hợp đồng bao tiêu; nếu tới đây nhà máy không bao tiêu thì tình hình vô cùng khó. Cần thấy rằng, trong tình cảnh nông dân trồng mía thua lỗ do giá thấp và nếu không bao tiêu sẽ dẫn đến đầu ra càng bấp bênh hơn; khi đó nông dân ào ạt phá bỏ cây mía là khó tránh khỏi”.

Hiện tại, huyện Phụng Hiệp khuyến cáo nông dân sản xuất sớm và thu hoạch sớm để tranh thủ bán mía cho các nơi mua về ép nước mía giải khát. Đây được xem là một trong những giải pháp “tự bơi”, hạn chế phụ thuộc vào nhà máy đường trong tình cảnh khó khăn chung. Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, nhận định: Do thế giới dư thừa sản lượng đường nên giá cả giảm mạnh. Từ ảnh hưởng trên khiến giá đường trong nước cũng rất thấp chỉ 10.500-11.000 đồng/kg, với tình cảnh này nên đa phần các nhà máy đường không hiệu quả. Tại ĐBSCL, mặc dù đến tháng 5-2019 mới kết thúc vụ, nhưng đến nay chỉ còn 5 nhà máy đường hoạt động (Vị Thanh, Phụng Hiệp, Trà Vinh, Sóc Trăng và Long Mỹ Phát); trong khi các nhà máy khác, như: Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre và 2 nhà máy đường ở Long An đã ngừng sản xuất.

Có thể nói, ngành mía đường đang đối mặt muôn vàn khó khăn, như: Diện tích sản xuất ở ĐBSCL nhỏ lẻ, đất đai có nhiều kênh mương nên khó áp dụng cơ giới hóa; công lao động tăng cao và thiếu trầm trọng, việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào thủ công khiến chi phí giá thành quá cao; từ đó giảm tính cạnh tranh so với các nước khác…

Bài, ảnh: HƯNG TÂN

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap