【kèo bóng đá mexico】Hạnh phúc cho những người mẹ nhiễm "H"
Tư vấn,ạnhphúcchonhữngngườimẹnhiễkèo bóng đá mexico giúp phụ nữ nhiễm "H" làm mẹ an toàn
Hạnh phúc
Hơn 5 năm ở TP. Hồ Chí Minh là những ngày tháng tăm tối, buồn bực của chị NTV. (sinh 1980, Lộc An, Phú Lộc) kể từ khi dính "H" từ chồng. Thời điểm ấy, chị V. như người điên dại. Sau năm 2010, chồng mất vì chuyển sang bệnh AIDS, chị khăn gói về quê. Thời gian đầu, chị V. buồn tủi, héo hắt, có những lúc chỉ muốn tìm đến cái chết. Nhờ bạn bè, người thân động viên, chị được giới thiệu đến Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh (gọi tắt trung tâm, hiện nay là Khoa Phòng chống HIV/AIDS-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh). Tại đây, chị được động viên, sẻ chia của các y, bác sĩ nên dẫn vơi bớt đau buồn.
Hạnh phúc hơn qua những tháng ngày điều trị bằng thuốc ARV, chị đã làm bạn, rồi yêu, rồi kết hôn với người cùng cảnh ngộ. Khi biết chị V. muốn sinh con, các bác sĩ ở trung tâm đã tư vấn, điều trị dự phòng lây nhiễm "H" sang con và thành công. Chị V. chia sẻ: "Năm 2012, tôi sinh được bé gái. Khi biết tin con mình không bị nhiễm "H" vợ chồng ôm nhau khóc nức nở vì quá xúc động. Đó là phép màu giúp tôi có nghị lực để tiếp tục sống lạc quan".
Tuân thủ điều trị ARV đều đặn theo phác đồ hàng tháng, khi đến kiểm tra tại trung tâm hàm lượng virút " H" trong cơ thể chị giảm mạnh. Năm 2017, với niềm mong từ hai bên nội ngoại, các bác sĩ ở trung tâm lại hỗ trợ, điều trị giúp chị V. sinh cháu thứ 2 vào năm 2017 khỏe mạnh, không dính "H". Hiện nay, vợ chồng chi V. dù tảo tần ở các chợ quê nhưng cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Các con chị ngoan hiền, vui vẻ học tập.
Trường hợp khác đã vượt qua nỗi đau từ "H" nhờ lòng nhân ái của các y, bác sĩ tại trung tâm. Đón tôi bên hiên nhà, chị NTS (36 tuổi, Phong Hải, Phong Điền) tâm sự, cách đây 10 năm, chị gần như suy sụp và tuyệt vọng khi phát hiện mình bị nhiễm "H" từ chồng làm ăn xa trở về. “Hồi đó em bị strees nặng lắm, mấy tháng liền không bước ra ngõ vì sự đàm tiếu của thiên hạ. Nhờ người thân tiếp cận với bác sĩ ở trung tâm nên dần dần tâm lý em ổn định hơn". Chị S. nói.
Cũng dạo ấy, chị S. xem trung tâm như ngôi nhà thứ hai. Bao chuyện buồn vui của chị đều chia sẻ với với các y, bác sĩ ở đây. Đáp lại sự chân tình của chị, các y, bác sĩ đều thương mến, an ủi, động viên, hướng dẫn chị điều trị bằng ARV để ổn định sức khỏe. Rồi hạnh phúc đến, chỉ sau một năm điều trị ARV chị S. sinh được một cháu trai không dính "H" từ mẹ. Đến năm 2016, chi S. tiếp tục sinh cháu thứ 2 cũng hoàn toàn khỏe mạnh. Hiện nay, vợ chồng chị vẫn tham gia điều trị ARV đều đặn. “Nhìn hai con trai ngày càng khôn lớn, khỏe mạnh là động lực cho vợ chồng tôi sống vui vẻ, lo làm ăn để nuôi con”. Anh HVT., chồng chị S. bộc bạch.
Điều trị sớm, hiệu quả cao
Đồng hành, gần gũi và nhiệt tình mang lại niềm vui cho những người mẹ nhiễm "H" sinh ra con khỏe mạnh nhiều năm qua phải kể đến bác sĩ Châu Văn Thức, Trưởng phòng Khám chuyên khoa và Điều trị nghiện chất, CDC tỉnh. Theo bác sĩ Thức, lây truyền "H" từ mẹ sang con là một trong 3 con đường chính làm lây truyền "H". Do đó, nếu không được điều trị sớm thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con rất cao. Thuốc ARV có tác dụng ngăn sự nhân lên của virút "H", từ đó làm giảm số lượng virút "H" trong cơ thể người nhiễm và giảm khả năng lây truyền cho người khác.
Với người mẹ bị nhiễm "H" nếu điều trị ARV sớm và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, lượng virút "H" trong cơ thể người mẹ sẽ giảm, nguy cơ truyền virút sang con cũng giảm xuống. Việc sử dụng thuốc kháng HIV cũng giúp điều trị và bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ”, bác sĩ Thức nói.
Từ khi thực hiện chương trình dự phòng lây nhiễm "H" từ năm 2008 đến nay, bình quân mỗi năm có 4-6 trẻ em được sinh ra từ những người mẹ bị nhiễm "H" đều khỏe mạnh, không dính "H". Theo hồ sơ quản lý tại trung tâm, hiện chuẩn bị có hai trẻ ra đời từ người mẹ nhiễm "H" nhưng qua xét nghiệm tải lượng vi rút "H" ở các trẻ đều bằng 0.
Bác sĩ CK II Nguyễn Lê Tâm, Trưởng khoa PC HIV/AIDS, CDC tỉnh, người qua nhiều năm nghiên cứu nhận định, nếu phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm "H" càng sớm thì tỷ lệ lây nhiễm cho con càng thấp. Vậy nhưng, không nhiều phụ nữ mang thai quan tâm đến việc tầm soát "H" sớm để phát hiện, dự phòng. Có trường hợp khi kiểm tra biết bản thân nhiễm "H" nhưng họ không tin nên không điều trị. Điều này đòi hỏi những người làm công tác phòng chống "H" phải tận tâm, gần gũi, thuyết phục các trường hợp nhiễm "H" hiểu để tham gia điều trị sớm.
Bác sĩ Phùng Thị Bảo Châu, Khoa PC HIV/AIDS, CDC tỉnh người tạo "cầu nối" cho tôi tiếp cận với chị V, chị S. bộc bạch, khi tham gia vào quá trình tư vấn, điều trị cho người mẹ nhiễm "H" mới hiểu được cảm giác chờ đợi đứa trẻ sinh ra và niềm vui nhân lên khi biết những đứa bé không bị nhiễm bệnh từ mẹ. Đó là món quà quý giá nhất mà những người làm công tác PC HIV/AIDS ở Thừa Thiên Huế nhận được.
Nếu phụ nữ nhiễm "H"được điều trị đúng phác đồ trong thời kỳ mang thai và lúc sinh; đứa trẻ sinh ra được dùng thuốc điều trị "H" trong 4-6 tuần thì nguy cơ lây truyền mẹ con chỉ còn từ 2-5% và có thể được giảm xuống 0%”.
(Bác sĩ CK II Nguyễn Lê Tâm, Trưởng khoa PC HIV/AIDS, CDC tỉnh)
Bài, ảnh: MINH VĂN