【soi keo ao】Trẻ hóa đội tuyển bóng đá Việt Nam: Cách làm nào đúng?
Thất bại của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam (ĐTVN) tại AFF Cup đã làm cho cuộc khủng hoảng của bóng đá Việt Nam trở nên nặng nề hơn. Đã có ý kiến đòi phải trẻ hóa ĐTVN nhằm tạo một sức bật mới. Nhưng trẻ hóa bằng cách nào?ẻhađộituyểnbngđViệtNamCchlmnođsoi keo ao Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) đã có ý tưởng đôn đội hình U22 thay cho ĐTVN khi tham gia thi đấu ở vòng loại Asian Cup 2015 ở 2 trận vòng loại vào đầu năm 2013 (gặp đội tuyển UAE và Hồng Kông), nhằm giúp các tuyển thủ trẻ tích lũy kinh nghiệm thi đấu đạt kết quả tốt khi tham dự SEA Games 27 vào cuối năm 2013.
Tiền đạo Công Vinh tuy đang sa sút phong độ nhưng vẫn được coi là một cựu binh có giá của bóng đá Việt Nam. |
Để chứng minh cho điều này, cá biệt có thể kể đến tiền đạo Mila của đội tuyển Cameroon trước đây, tuy đã trên 40 tuổi vẫn được gọi vào đội tuyển. Tuy không đủ sức chơi suốt 90 phút và thường chỉ vào sân để thay người trong hiệp 2 nhưng hễ đã có mặt trên sân thì không bao lâu sau đó, Mila sẽ ghi bàn. Tương tự như thế là tiền đạo Drogba của Chelsea trong mùa bóng trước. Ở Việt Nam, HLV Calisto cũng từng giữ các cựu binh ngót nghét 30 tuổi để làm nòng cốt cho đội bóng như Huỳnh Đức, Văn Sỹ, Phương Nam…
Có nghĩa là khi một đội bóng được trẻ hóa thì trong đội hình vẫn có những cựu binh, nhưng bên cạnh đó còn có những tuyển thủ trẻ đã qua được bước sát hạch rất nghiêm ngặt của HLV. Trong thực tế, vẫn có đội bóng còn rất lệ thuộc ông chủ đội chọn cầu thủ và việc chọn này không phù hợp với ý kiến của HLV. Kết cục là hầu như có rất ít đội bóng trong trường hợp này thành công.
Với cách nhìn như vậy, thiết nghĩ vấn đề quan trọng nhất là lựa chọn cựu binh và cầu thủ trẻ như thế nào cho tối ưu chứ không phải chọn toàn cầu thủ trẻ.
Ở Việt Nam, theo quy định, HLV giới thiệu và thông qua LĐBĐVN phê duyệt. Hiện tại vẫn còn mắc mứu ở chỗ: vị HLV nào, nội hay ngoại, có sát với tình hình bóng đá Việt Nam hay không?
THIỆN CHÍ