游客发表
BP - Năm 2015 đã khép lại. Tết Nguyên đán Bính Thân đang cận kề. Càng gần đến tết,ệnthưởngtếxem bong đá trực tiêp đi đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào thì câu chuyện thời sự nhất vẫn là... thưởng tết. Mọi người quan tâm, bàn tán đến chuyện này là hoàn toàn chính đáng. Bởi sau một năm làm việc vất vả, ai cũng muốn có một khoản tiền thưởng kha khá để lo cho gia đình trong mấy ngày tết. Đối với những người xa quê thì tiền thưởng tết là yếu tố quyết định chuyện về quê sum vầy cùng gia đình hay “trốn tết” ở nơi đất khách quê người.
Theo dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), mức thưởng tết Bính Thân 2016 có thể cao hơn thưởng tết Ất Mùi 2015. Số liệu khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, năm 2014, gần 13.200 doanh nghiệp sử dụng 2,5 triệu lao động, mức thưởng tết Nguyên đán trung bình khoảng 5,03 triệu đồng/người. Trong đó, nhóm doanh nghiệp nhà nước bình quân khoảng 7 triệu đồng/người; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khoảng 4,8 triệu đồng/người; doanh nghiệp dân doanh khoảng 4,4 triệu đồng/người. Cơ sở để các đơn vị, doanh nghiệp tính toán và cân đối tiền thưởng tết cho người lao động đó là hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Những đơn vị “ăn nên làm ra” thường chi thưởng cho cán bộ, nhân viên và người lao động hậu hĩnh. Đó là các ngành, lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bất động sản... Các ngành sử dụng nhiều lao động là may mặc, giày da, chế biến thủy sản thì mức thưởng sàn sàn nhau (bình quân bằng 1 tháng lương, từ 4-5 triệu đồng/người). Còn những doanh nghiệp làm ăn bết bát, thua lỗ thì tiền lương và các khoản bảo hiểm chưa biết lấy đâu ra để chi trả thì mong gì đến chuyện thưởng tết. Một số doanh nghiệp thưởng tết cho người lao động bằng chính sản phẩm mà họ sản xuất ra từ chăn, màn, quần áo đến đường, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt... Nhưng đáng buồn và lên án hơn là một số doanh nghiệp lợi dụng chuyện thưởng tết bằng hiện vật (quà tết) để giải phóng hàng tồn kho, kém chất lượng hoặc móc ngoặc với phía đối tác cung cấp hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng giả để trục lợi, ăn chia với nhau.
Có một thực tế mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nên xem xét, cân nhắc đó là sự chênh lệch quá lớn về mức thưởng tết giữa lãnh đạo và người lao động trực tiếp. Có nơi, mức thưởng của lãnh đạo lên đến hàng trăm triệu đồng trong khi người lao động chỉ có vài triệu đồng. Người lao động vất vả trực tiếp làm ra sản phẩm lại được hưởng một phần rất ít trong tổng giá trị làm lợi. Ngược lại, lãnh đạo “ngồi mát ăn bát vàng” với nhiều bổng lộc sẽ gây nên sự “bất bình âm ỉ”, nếu không sớm được giải quyết kịp thời sẽ có lúc bùng phát.
Một ví dụ điển hình là năm nào cũng vậy, giáo viên thường buồn nhiều nhất vì chuyện thưởng tết. Tuy đời sống vật chất, tinh thần đã có nhiều thay đổi đáng kể, song mức thưởng tết mà các thầy, cô giáo nhận được trung bình chỉ khoảng 500 ngàn đồng/người. Vẫn biết đây chỉ là phần quà tượng trưng mang ý nghĩa động viên tinh thần là chủ yếu, song không ít thầy, cô giáo ngậm ngùi. Chúng ta luôn đề cao vai trò của giáo viên và sự nghiệp “trồng người” nhưng sự đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo chưa thật sự tương xứng.
Đảng và Nhà nước ta đang tập trung tất cả nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh các chính sách về tiền lương, thưởng, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp một cách khoa học và hợp lý. Cách đây gần nửa thế kỷ, tại cuộc họp Hội đồng Chính phủ ngày 29-12-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. Hôm nay, ngẫm lại câu nói của Người, tôi cảm thấy vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc và nóng hổi tính thời sự.
Chính Trực
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接