Giờ đây,ínhcủacácbêndẫntớihòađàkèo cá cược châu á quá trình chuẩn bị cho đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Đến thời điểm này, các nhà đàm phán đã được xác định danh tính. Về phía Mỹ, đó là ông Martin Indyk - cựu Đại sứ tại Israel với sự trợ giúp của Frank Lowenstein - một cố vấn mà ông Kerry đưa từ Thượng viện sang Bộ Ngoại giao. Về phía Palestine, vẫn là hai gương mặt quen thuộc với tiến trình đàm phán hòa bình hàng thập kỷ nay: Saeb Erekat và Nabil Abu Rudeineh. Israel cử Bộ trưởng Tư pháp Tzipi Livni và Isaac Molho - luật sư thân cận của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Dường như không mấy tin vào khả năng tạo đột phá, cả Palestine và Israel đều cử đội hình cũ từng vấp phải thất bại tại các vòng đàm phán trước. Điều này cho thấy họ vẫn rất thận trọng và không ít hoài nghi về kế hoạch hòa bình mà ông Kerry đang nỗ lực thúc đẩy.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế rằng Israel cũng đang tìm cách tranh thủ cơ chế đàm phán này để đạt được những mục tiêu lớn hơn. Sự tham gia trực tiếp của Molho - "cánh tay" đắc lực của ông Netanyahu, và vị thế của bà Livni cho thấy Israel sẵn sàng tìm kiếm cơ hội hòa bình với Palestine. Là thành viên nội các hiện nay, bà Livni khá nổi tiếng với quan điểm ủng hộ một thỏa thuận hòa bình với Palestine để đảm bảo lợi ích lâu dài cho Nhà nước Do thái.
Nội các Israel không dễ dàng chạy theo những điều kiện mà Palestine đưa ra và càng không nương tay với bất cứ thỏa hiệp nào có nguy cơ đe dọa lợi ích sống còn của Nhà nước Do thái. Vậy điều gì đã giúp ông Kerry thành công? Đó chính là toan tính sâu sa của Israel khi quyết định khôi phục hòa đàm với người Palestine. Một cơ chế đối thoại thường xuyên với sự can dự của ba bên có thể giúp trì hoãn việc Palestine đệ đơn xin công nhận quy chế quốc gia lên Liên hợp quốc. Nối lại hòa đàm cũng giúp Israel giảm bớt sức ép của cộng đồng quốc tế, và tìm kiếm sự ủng hộ trong nỗ lực đối phó với Iran. Đối với Palestine, đó là gói viện trợ tài chính mà ông Kerry cam kết ở mức 4 tỷ USD.... Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cách tiếp cận về chính sách và những toan tính vì lợi ích riêng của mỗi bên sẽ quyết định đến sự thành-bại của hòa đàm Israel-Palestine sắp tới. Nếu xem xét vấn đề ở góc độ này, thì các cuộc đàm phán nhằm kiến tạo hòa bình giữa Israel và Palestine chẳng khác nào leo dốc thẳng đứng.
Rõ ràng, cả Israel và Palestine đều tìm thấy lợi ích trong việc khôi phục hòa đàm - một ưu tiên hàng đầu mà ông Kerry đang theo đuổi. Vì thế, họ chẳng thể quay lưng lại với những nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Mỹ suốt 5 tháng qua, mặc dù cả hai đều biết rằng phía trước có biết bao lựa chọn khó khăn mà vốn dĩ họ vẫn tìm cách lảng tránh trong quá khứ. Đó là vấn đề biên giới, sự hiện diện lâu dài của lực lượng an ninh Israel ở Bờ Tây, vai trò của Iran... Ông Kerry nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ thúc đẩy những nguyên tắc riêng của mình nếu Israel và Palestine vẫn cố gắng bảo lưu các yêu cầu khó thỏa hiệp.
Trong bối cảnh chính trị hiện nay, cả ông Netanyahu và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas khó thỏa hiệp hơn là nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, việc họ chấp nhận ngồi vào bàn hòa đàm cũng đã mang lại lợi ích to lớn cho Washington, dù phía trước vẫn còn nhiều chông gai.
M.Châu