【soi kèo trận leverkusen】Nhiều thách thức trong quản lý hoạt động thương mại điện tử

toa dam

Các cán bộ của Tổng cục Hải quan tham gia trao đổi tại tọa đàm.

Với tốc độ phát triển hoạt động TMĐT nói chung và TMĐT với hàng hóa XNK rất mạnh mẽ,ềutháchthứctrongquảnlýhoạtđộngthươngmạiđiệntửsoi kèo trận leverkusen đang đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi có giải pháp quản lý hữu hiệu…”. Đây là phát biểu của ông Nguyễn Công Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, tại cuộc tọa đàm “Quản lý hải quan đối với hoạt động TMĐT”, do Báo Hải quan, Tổng cục Hải quan phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (VP 389) tổ chức, ngày 19/9/2019.

TMĐT tăng trưởng 30%/năm

Ông Nguyễn Công Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018, Bộ Tài chính được giao chủ trì chỉ đạo Tổng cục Hải quan xây dựng “Đề án quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XNK”. Tổng cục Hải quan xác định đây là đề án lớn và quan trọng, nhằm đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định pháp luật tránh việc lợi dụng hoạt động TMĐT để trốn thuế, vi phạm các chính sách mặt hàng, sở hữu trí tuệ, xuất xứ, vận chuyển hàng cấm vào Việt Nam và ngược lại.

Theo thống kê của Nielsen Việt Nam và Tập đoàn Miniwatts Marketing, 85% dân số Việt Nam đang sử dụng Internet, xếp thứ 13 trong 20 quốc gia có số dân sử dụng Internet nhiều nhất thế giới. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm, dự báo đến năm 2020 doanh thu TMĐT tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 15 tỷ USD.

“Tuy nhiên, TMĐT là một lĩnh vực mới, có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước”, ông Nguyễn Công Bình chia sẻ.

Trong khi TMĐT phát triển nhanh thì hành lang pháp lý vẫn chưa theo kịp. Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này đã ban hành từ 5 - 15 năm trước không còn phù hợp và lạc hậu, đặc biệt là các quy định liên quan tới TMĐT xuyên biên giới.

Đề cập đến TMĐT, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương, đánh giá cao sự cần thiết của việc xây dựng và ban hành đề án TMĐT đối với hàng hóa XNK đang được Bộ Tài chính xây dựng trong bối cảnh hoạt động TMĐT tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ.

Theo số liệu công bố của Statista (Hãng nghiên cứu thị trường Đức), năm 2018, doanh thu TMĐT Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD và nằm trong top 6 nền TMĐT phát triển nhất năm 2018. Tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2019 trung bình từ 25% đến 30%. Nếu Việt Nam vẫn duy trì mức độ tăng trưởng này thì quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2025 đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau Indonesia và Thái Lan. Trong khi đó việc quản lý TMĐT rất rộng, quản lý TMĐT đối với hàng hóa XNK chỉ là một khâu trong hoạt động TMĐT.

Tại tọa đàm đại diện cơ quan quản lý nhà nước cũng cảnh báo những nguy cơ, rủi ro trong hoạt động TMĐT đối với cả DN cung cấp hàng hóa cũng như đối với quyền lợi, lợi ích người tiêu dùng. Ông Đàm Thanh Thế - Chánh VP 389 cho biết, thực trạng lợi dụng TMĐT để lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ, thậm chí cả hàng quốc cấm từ các nhà cung cấp, trang mạng trong nước và ngoài nước đã đến mức đáng lo ngại. VP 389 đã phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nhiều vụ việc.

Giải pháp cho TMĐT phát triển lành mạnh

Tại cuộc tọa đàm, đại diện cơ quan quản lý và DN đều có cùng nhận định, giao dịch TMĐT là một xu thế tất yếu của sự phát triển thương mại toàn cầu, cách mạng chuyển đổi số. Hiện nay, giao dịch và kim ngạch XNK chính thức thông qua TMĐT chưa nhiều, nhưng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, đòi hỏi cơ quan hải quan có giải pháp quản lý.

Ông Âu Anh Tuấn - quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cũng chia sẻ và giải đáp về những nội dung cơ bản nêu trong đề án quản lý TMĐT đối với hàng hóa XNK.

Tại dự thảo đề án, Tổng cục Hải quan đề xuất mô hình hoạt động và phương thức quản lý đối với 2 loại hình chính tại Việt Nam. Một là, hoạt động TMĐT mà người mua thực hiện đặt hàng sau đó hàng hóa mới được vận chuyển về Việt Nam hoặc ra khỏi Việt Nam, không phân biệt đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không. Hai là, áp dụng quản lý đối với hoạt động TMĐT mà DN kinh doanh TMĐT thực hiện vận chuyển hàng về Việt Nam hoặc ra khỏi Việt Nam trước khi người mua hàng thực hiện đặt hàng trên các trang TMĐT. Khi đó, Việt Nam sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trong khu vực.

Về giải pháp quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XNK, dự thảo đề án quản lý TMĐT đề xuất áp dụng với 3 đối tượng tham gia giao dịch chính là người mua được hưởng các chính sách về thuế, kiểm tra chuyên ngành; người bán; chủ hàng hóa tại kho ngoại quan.

Đề cập đến giải pháp quản lý TMĐT, bà Nguyễn Thị Minh Huyền cho rằng, các giao dịch có thể thông qua các trang mạng bán hàng và thanh toán điện tử, nhưng hàng hóa XNK là thực thể vẫn phải thông quan qua biên giới. Do đó, cơ quan hải quan có vai trò rất quan trọng trong quản lý TMĐT nói chung và kiểm soát các hoạt động giao dịch, XNK hàng hóa thông qua TMĐT nói riêng. “Tuy nhiên để hải quan hoạt động có hiệu quả cần có sự phối hợp của các lực lượng chức năng như công an, quản lý thị trường… trong việc trao đổi thông tin, giám sát, kiểm tra nguồn gốc hàng hóa trước, trong và sau thông quan…” - bà Huyền chia sẻ.

Chia sẻ về giải pháp quản lý TMĐT, ông Vũ Hùng Sơn - Phó Chánh VP 389 cho hay, đề án Kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TMĐT được

VP 389 chủ trì xây dựng qua 6 lần lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan chức năng đã được hoàn thiện sẽ trình Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xem xét, ban hành trong đầu tháng 10/2019.

Hải Linh