【bảng xếp hạng câu lạc bộ thổ nhĩ kỳ】Tăng cường trách nhiệm giải trình của chính quyền trong phát triển kinh tế tư nhân
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm “Đưa Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống” diễn ra sáng 18/12 tại Hà Nội do Báo điện tử Đảng Cộng sản tổ chức.
Theăngcườngtráchnhiệmgiảitrìnhcủachínhquyềntrongpháttriểnkinhtếtưnhâbảng xếp hạng câu lạc bộ thổ nhĩ kỳo PGS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tư tưởng– Văn hóa Trung ương, Nghị quyết này khi đi vào cuộc sống sẽ thực sự cổ vũ động viên mạnh mẽ 500.000 DN tư nhân tiếp tục phát triển đúng hướng và bền vững, đặc biệt sẽ thổi bùng tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo của hàng triệu lao động có trí tuệ, tâm huyết để đến năm 2030 nước ta có ít nhất 2 triệu DN và kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 60-65% GDP cả nước.
Tuy nhiên, nói về khó khăn của khối kinh tế này, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện Trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh cho rằng, tiềm lực tài chính của DN tư nhân rất yếu, vốn tự có thấp, DN hoạt động chủ yếu bằng vốn vay, kể cả vốn cố định và vốn lưu động. Do tài chính tích lũy rất yếu nên hầu như ít có DN có chi phí thỏa đáng cho nghiên cứu và phát triển, hoặc đầu tư công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý.
Bên cạnh đó, theo ông Nghĩa, cũng do nền tảng tài chính yếu kém mà các hoạt động phụ trợ cho sản xuất kinh doanh như thiết kế sản phẩm, quảng bá, truyền thông, quảng cáo và triển lãm hàng hóa đều rất hạn chế. Thêm nữa, DN tư nhân Việt Nam còn bị thua thiệt bởi các rào cản về thương mại, kinh doanh và đầu tư. Các DN Việt Nam còn chịu tác động rất lớn bởi tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, buôn lậu và hoạt động hạn chế cạnh tranh công bằng đến từ nước ngoài và trong nước.
Chính vì thế, các chuyên gia tại tọa đàm đều nhất trí cho rằng, để cải thiện tình trạng trên, các cơ quan quản lý cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cần có những biện pháp hỗ trợ cho kinh tế tư nhân… nhưng vẫn cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân.
Ngoài ra, PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho biết, Nhà nước nên bảo đảm cho các DN về việc thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ; áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, giúp DN tư nhân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ.
“Cần tăng cường hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương các cấp đối với việc chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”, PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình nêu rõ.
Thực tế cho thấy, đúng như ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa đã nói, chưa bao giờ Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương và xã hội giành nhiều sự quan tâm đến các DN tư nhân như hiện nay. Vì thế, vấn đề là phải tìm ra giải pháp thiết thực để thúc đẩy các DN này phát triển, theo đúng mục tiêu, vai trò mà Đảng đã đặt ra.