您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【kq wolfsburg】Tình hình Biển Đông mới nhất: Philippines tăng cường sức mạnh ở Biển Đông

Empire7772025-01-11 01:23:45【Ngoại Hạng Anh】1人已围观

简介Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, Bộ trưởng Quốc ph&og kq wolfsburg

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtPhilippinestăngcườngsứcmạnhởBiểnĐôkq wolfsburgo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin khẳng định Manila quyết tâm mở lại các căn cứ quân sự tại Subic trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, kể cả khi quân đội Mỹ không hiện diện ở đây. Cụ thể, báo VnExpressdẫn lời người đứng đầu lực lượng quốc phòng Philippines cho biết: "Đó là một địa điểm rất chiến lược vì nó quay mặt ra Biển Đông.”

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines khẳng định quyết tâm mở lại căn cứ Subic trong bối cảnh tình hình Biển Đông ‘tăng nhiệt’

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines khẳng định quyết tâm mở lại căn cứ Subic trong bối cảnh tình hình Biển Đông ‘tăng nhiệt’

Bộ trưởng Gazmin tiết lộ kế hoạch mở lại các căn cứ không quân và hải quân tại vịnh Subic sẽ giúp các chiến đấu cơ và tàu khu trục loại nhỏ của Philippines có thể phản ứng nhanh hơn với diễn biến bất ngờ ở các vùng biển có tranh chấp. Năm ngoái, Philippines ký một hiệp định cho phép Mỹ đóng quân tạm thời tại các căn cứ, bao gồm cả ở Subic, tuy nhiên các nhóm thuộc phe cánh tả đặt nghi vấn về tính hợp hiến của thoả thuận trước tòa án tối cao.

Dù vậy, theo lời ông Gazmin, chính phủ Philippines sẽ sớm bắt đầu việc xây dựng các căn cứ kể cả nếu tòa án ra phán quyết cuối cùng, không cho phép lực lượng Mỹ tiếp cận khu vực này. Theo đó, không quân Philipines sẽ xây dựng một căn cứ với 200 quân nhân đóng tại khu phức hợp sân bay của cảng, nơi vẫn mở cửa cho các máy bay thương mại.

Hải quân nước này sẽ được phép dùng ít nhất hai trong số 15 bến tàu và cầu tàu, vẫn dùng cho mục đích dân sự. Một khu phức hợp hải quân cũng sẽ được xây dựng. Các hoạt động quân sự chỉ được ưu tiên trong những trường hợp khẩn cấp của quốc gia và nếu các lực lượng Mỹ được phép tiếp cận các căn cứ của Phillippines, khu vực quân sự sẽ được mở rộng hơn.

Quyết tâm mở lại căn cứ Subic ngay cả khi Mỹ không hiện diện ở Biển Đông thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận trong và ngoài nước. Giới quan sát quốc tế bình luận, trong lịch sử, Philippines luôn dựa vào Mỹ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, trong khi đó, lực lượng vũ trang của họ tập trung vào việc ứng phó với hoạt động chống nổi dậy và chống khủng bố ở trong nước.

Tuy nhiên, trong 10 năm qua, khi tình hình Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng và gay gắt do những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, Philippines đã buộc phải xem xét lại vấn đề ưu tiên của họ. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa của việc Philippines hiện nay đang trải qua chương trình hiện đại hóa quân sự lớn nhất trong lịch sử của nước này, bắt đầu từ mua sắm tàu chiến và máy bay mới.

Dẫu vậy, các chuyên gia nhận định, nếu không thể duy trì, một kế hoạch khổng lồ thường sẽ nhanh chóng biến mất, bao gồm cả chương trình hiện đại hóa quân sự của Philippines. Theo đó, hải quân cần máy bay và tàu chiến mới để thực hiện nhiệm vụ tuần tra tầm xa, hơn nữa, nếu Manila muốn đưa hải quân từ thời đại súng pháo bước vào thời đại tên lửa, sẽ cần phải cân nhắc mua sắm tàu chiến có tính năng tốt hơn như tàu hộ vệ tên lửa.

Dù có Mỹ hay không, Philippines cũng sẽ tăng cường sức mạnh vũ trang trên Biển Đông

Dù có Mỹ hay không, Philippines cũng sẽ tăng cường sức mạnh vũ trang trên Biển Đông

Nước này còn có kế hoạch mua sắm tàu đổ bộ mới để hỗ trợ cho việc nâng cấp chiến lược, cơ động quân đội và hoạt động ứng phó nhân đạo. Philippines hiện nay cũng đang nỗ lực tăng cường năng lực giám sát hàng hải và đang cùng Mỹ mở rộng một mạng lưới radar trên biển ở duyên hải. Thêm vào đó, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng đã thúc đẩy Philippines bắt đầu xây dựng quan hệ mật thiết hơn với nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Australia, báo Giáo Dụcđưa tin.

Minh Thùy (T/h)

 

Trung Quốc tố ngược Mỹ ‘quân sự hóa’ Biển Đông

很赞哦!(18752)