1. Con đường vào thị trấn ma Elkmont,đườngbỏhoanggâychúýtrênthếgiớsiêu máy tính xiên kèo bóng đá hôm nay Tennessee, Mỹ: Thị trấn ma Elkmont nằm ở trung tâm Công viên quốc gia Great Smoky, bang Tennessee, Mỹ. Nơi này có tuổi đời lâu hơn khi công viên được thành lập. Năm 1908, đây là khu nghỉ mát sang trọng dành cho giới thượng lưu. |
Năm 1930, khi công viên Great Smoky được thành lập, các chủ sở hữu tại đây đã nhanh chóng bán hết đất và bất động sản để chuyển đi. Không có người ở, đến năm 1992, công viên đã lên kế hoạch phá hủy các tòa nhà. Tuy nhiên, sau nhiều tranh luận, con đường và khu thị trấn Elkmont vẫn được giữ lại. |
2. Những con đường đổ nát trên đảo Hashima, Nhật Bản: Đảo Hashima không chỉ có một con đường vắng mà tồn tại cả hòn đảo đã bị bỏ hoang từ rất lâu. Hòn đảo này được người Nhật gọi là Gunkanjima (nghĩa là đảo chiến hạm), thành lập năm 1887 và từng nổi tiếng với các mỏ than dưới đáy biển. |
Vào thời đỉnh cao, đảo có 5.200 cư dân với đầy đủ trường học, bệnh viện, khu vui chơi... Do trữ lượng mỏ than cạn kiệt năm 1974, cư dân đảo rời đi bỏ lại toàn bộ khu vực hoang phế và bị thời gian tàn phá đến nỗi không thể nhận ra. |
3. Đường vào thị trấn thảo nguyên Rowley, Alberta, Canada: Thị trấn thảo nguyên Rowley từng khá nhộn nhịp, với dân số khoảng 500 người và được thành lập năm 1920. Khi cuộc đại khủng hoảng diễn ra, cư dân dần rời bỏ thị trấn để tìm kiếm việc làm, khiến dân số ở đây chỉ còn 8 người năm 1970. |
Thay vì rời bỏ hẳn, một số cư dân vẫn quyết định ở lại gây dựng, biến nơi này thành một điểm thu hút khách du lịch. Lượng du khách nhanh chóng đổ về Rowley và thị trấn trở thành điểm nóng, xuất hiện trong một số bộ phim. Vì thế, cho dù quãng thời gian bỏ hoang dài nhưng con đường và công trình ở Rowley vẫn không có nhiều dấu tích bị tàn phá. |
4. Con đường phủ cát ở Kolmanskop, Namib, Namibia: Thị trấn ma Kolmanskop trong trong sa mạc Namib từng được xem là khu dân cư giàu có nhất Namibia. Cộng đồng khai thác kim cương tại Kolmanskop nhộn nhịp hàng thế kỷ, cho tới năm 1930 khi trữ lượng cạn kiệt. Cùng khoảng thời gian đó, những cánh đồng kim cương được tìm thấy ở phía nam đã thúc đẩy cư dân nơi này chuyển đi. |
Đến năm 1956, thị trấn bị bỏ hoang hoàn toàn, thiên nhiên nhanh chóng xâm chiếm khi con người không còn hiện diện. Các đụn cát tràn ngập những con đường, bên trong phòng, phủ kín công trình. Du khách tới đây có thể thấy nhiều vật dụng bị bỏ lại cũng bị lớp cát bao phủ. |
5. Những con đường bỏ hoang ở Craco, Matera, Italy: Thị trấn cổ Craco được xây dựng trên một con đồi dốc để dễ dàng phòng thủ trước các cuộc tấn công. Nơi này từng có trường đại học với dân số khoảng 2.500 người. Mọi chuyện bắt nguồn từ năm 1963 khi cư dân buộc phải sơ tán vì một trận động đất, sau đó thiên tai đến liên tiếp khiến nơi này bị bỏ hoang hoàn toàn. |
Cho dù vậy, Craco vẫn xuất hiện trong khá nhiều bộ phim của Mỹ như Quantum of Solace, hay mới nhất là No Time To Die dự kiến chiếu trong năm 2020. Năm 2007, nhiều hậu duệ của cư dân Craco ở Mỹ đã thành lập quỹ "Craco society" nhằm bảo tồn lịch sử, văn hóa và truyền thống của thị trấn. |
Đài tưởng niệm quốc gia Gold Butte (Mỹ) mang vẻ đẹp như một hành tinh khác. Đây là nơi bạn tìm thấy những tảng đá lạ bất chấp định luật vật lý và lỗ sâu khổng lồ trên mặt đất.