Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên,Đềxuấtmiễnhọcphíchocongiáoviêncầntránhgâytổnthươtài xỉu 2,25 cần tránh gây tổn thương...
Hoài Nam(Dân trí) - "Chăm lo đời sống cho giáo viên, cần xây dựng chính sách lương phù hợp, tránh tư duy ban phát cho người thầy có thể gây tổn thương đến họ và những ngành nghề khác".
Đó là chia sẻ của giảng viên một trường đại học ở TPHCM trước đề xuất miễn học phí cho con của giáo viên từ dự thảo Luật Nhà giáo.
Hiểu rõ đề xuất này mong muốn chăm lo tốt hơn cho đời sống giáo viên nhưng theo ông, so với nhiều ngành nghề, mặt bằng lương giáo viên không thấp đến nỗi phải miễn học phí để đảm bảo việc đến trường cho con em họ.
Hơn nữa, ngay trong nghề, thu nhập của giảng viên đại học khác xa của giáo viên mầm non, tiểu học đã có sự không đồng nhất nếu đều miễn học phí như nhau.
Của cho không bằng cách cho, điều cần quan tâm chính là lòng tự trọng của nhà giáo.
"Cách cho đúng nhất với người thầy là có một chính sách lương phù hợp với vị trí nghề nghiệp của họ, nhất là với giáo viên mầm non, tiểu học. Chúng ta cần bỏ tư duy ban phát cho người thầy để tránh gây tổn thương cho chính người thầy và cả những ngành nghề khác", vị giảng viên nói.
Là giáo viên - đối tượng thụ hưởng của đề xuất "con em được miễn học phí" - ThS Vũ Hoàng Sơn, giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh, TPHCM) cũng cho rằng đây là đề xuất chưa khả thi.
Thứ nhất, theo thầy Sơn việc này có thể tạo nên sự không công bằng giữa các học sinh ngay trong cùng một lớp. Một đề xuất mang ý nghĩa nhân văn nhưng lại có thể tạo nên khoảng cách, tạo nên sự "phân tầng" giữa con của giáo viên và bạn bè có bố mẹ làm những công việc khác.
Việc một nhóm học sinh được "ưu ái" vì bố mẹ là giáo viên có thể kéo theo tình trạng kỳ thị, trêu chọc giữa con giáo viên và bạn bè.
Thầy Sơn cho rằng, chúng ta đang thực hiện bình đẳng giữa mọi tầng lớp trong xã hội, điều này cần được thể hiện ngay trong môi trường giáo dục. Tất cả trẻ em đều được đến trường và được hưởng mọi quyền lợi giống nhau.
Việc miễn học phí cho con giáo viên tạo nên sự bất bình đẳng trong chính môi trường giáo dục. Nơi đây đòi hỏi cao về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các học sinh đều như nhau, trừ những trường hợp đặc biệt.
Nếu đề xuất miễn học phí được thực hiện, chỉ cần nhìn vào danh sách đóng học phí sẽ biết được học sinh nào là con giáo viên. Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của những người lao động ở rất nhiều ngành nghề khác, họ sẽ cảm thấy thế nào?
Ths Vũ Hoàng Sơn cho rằng, tiền cần để thực hiện các chính sách cải cách tiền lương, hỗ trợ xây dựng trang bị cơ sở vật chất cho trường học nhằm tránh tình trạng lạm thu gây bức xúc dư luận.
Những điều này vừa giúp con cái của giáo viên có điều kiện học tập tốt hơn, vừa tác động tích cực đến môi trường giáo dục. Những hỗ trợ trực tiếp nên tập trung cho giáo viên, học sinh vùng sâu vùng xa, các hoàn cảnh khó khăn.
Thầy Nguyễn Cao Trọng, giáo viên ở TPHCM cho hay, đã đến lúc các cơ quan quản lý và cả dư luận cần nhìn nhận thẳng thắn rằng giáo viên cũng là ngành nghề mà người lao động bỏ công sức ra để kiếm tiền như các nghề khác.
Tất cả mọi ngành nghề trong xã hội, không có ngành nào thì cao quý hơn ngành nào, ở "trên cơ" so với ngành nào. Sự khác biệt giữa các ngành nghề là do đặc thù tính chất và yêu cầu công việc. Từ đặc thù công việc, có thể xem xét việc nhà giáo cần được trả một mức lương phù hợp hơn để họ có thể chuyên tâm đến công việc.
Còn khi ngân sách chi cho giáo dục nhìn chung còn thấp, lại giảm học phí cho con giáo viên thì sẽ sinh ra tỵ nạnh, không công bằng ngay trong môi trường học đường. Điều này trước hết không tốt cho chính giáo viên và con cái của họ.
Cùng góc nhìn này, cô Nguyên Thu Phương, giáo viên ở Bình Dương, bày tỏ đề xuất "miễn học phí cho con nhà giáo" là sự quan tâm của ngành giáo dục hướng đến đội ngũ.
Theo nữ giáo viên, những chính sách hướng đến chăm sóc, cải thiện đời sống nhà giáo là cần thiết nhưng phải cẩn trọng, cần tránh làm tổn thương những đối tượng khác và tránh cả làm tổn thương đến người thầy.
Trước ý kiến của dư luận và cả đội ngũ trước đề xuất này, TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho hay, mục đích của chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp, giúp nhà giáo có đời sống ổn định, yên tâm công tác cũng như thu hút được người giỏi vào ngành.
Đây chỉ mới là dự thảo, ban soạn thảo tiếp tục lắng nghe ý kiến từ các nhà chuyên môn, từ xã hội và các cơ quan chức năng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo sao cho hài hòa giữa các ngành nghề khác nhau và đảm bảo nguồn lực quốc gia.