【fortuna sittard vs】Thắt chặt công tác quản lý về an toàn thực phẩm

Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy

Về trách nhiệm quản lý của ngành,ắtchặtcôngtácquảnlývềantoànthựcphẩfortuna sittard vs Phó Giám đốc Sở Công thương, ông Nguyễn Lương Bảy cho biết:

Căn cứ Luật ATTP, hiện nay, ngành công thương quản lý ATTP trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và các kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh ATTP tỉnh, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, từ đầu năm 2019, sở đã triển khai các hoạt động thiết thực, trong đó chọn chủ đề của năm 2019 là “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Ông có thể cho biết rõ hơn công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thời gian qua?

Để đảm bảo ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sở đã tăng cường công tác truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ATTP trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đẩy mạnh công tác kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề, đồng thời tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và triển khai các giải pháp để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc rượu xảy ra trên địa bàn.

Công tác tuyên truyền được triển khai như thế nào, thưa ông?

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về ATTP được triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã thông qua các khóa tập huấn, trang bị kiến thức ATTP cho lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; các hội nghị phổ biến quy định của pháp luật về ATTP.

Sở đã tập trung tuyên truyền vai trò của ATTP tác động đến sức khỏe con người; nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, người lao động trong việc thực hiện các quy định về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và tác hại của việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ..., góp phần nâng cao ý thức người lao động, chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP.

Trước khi lựa chọn thực phẩm, người tiêu dùng hãy kiểm tra nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng để tránh mua phải hàng kém chất lượng

Từ nhiều vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm diễn ra ở nhiều địa phương, Sở sẽ có những hoạt động gì để người tiêu dùng trên địa bàn yên tâm khi sử dụng thực phẩm, thưa ông?

Thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều văn bản mới nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, từng bước thắt chặt vấn đề chất lượng vệ sinh ATTP; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực ATTP. Công tác đảm bảo ATTP ngành công thương dần được nâng cao, đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành thực hiện tốt các quy định pháp luật về ATTP, ý thức trách nhiệm cũng như kiến thức pháp luật, kiến thức thực hành về ATTP của chủ cơ sở và người lao động từng bước được nâng lên, hoạt động phối hợp liên ngành trong quản lý Nhà nước được tăng cường.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra một số tồn tại liên quan đến công tác đảm bảo ATTP như: các cơ sở sản xuất và kinh doanh không duy trì tốt các quy định và điều kiện đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu đầu vào, thực phẩm hết hạn sử dụng, công tác vệ sinh không thực hiện đúng quy định…

Để hạn chế tối đa và khắc phục tình trạng nêu trên, sắp tới chúng tôi tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đồng thời xử lý các cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật nhằm chấn chỉnh kịp thời, góp phần giảm thiểu số vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Tết Canh Tý 2020 đang đến gần và mối lo thực phẩm bẩn, không đảm bảo chất lượng xuất hiện trên thị trường, ông có thể cho biết các biện pháp ngăn chặn?

Thị trường thực phẩm Tết luôn là cơ hội cho các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông đánh lừa người tiêu dùng.

Ngoài việc kiểm tra kiểm soát của các ban ngành, người tiêu dùng cần cảnh giác và chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng giả và không đảm bảo chất lượng cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP để cơ quan chức năng có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.

Từ nay đến giáp Tết, sở chỉ đạo các phòng ban tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, trong đó chú trọng các cơ sở sản xuất bánh kẹo, rượu, mứt, dầu thực vật… đồng thời, tiếp tục tuyên truyền đến lực lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất, các chủ cơ sở các quy định và kiến thức về ATTP, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc do sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây ra.

Thanh Hương (thực hiện)