【soi keo benfica】Mục tiêu cao, khát vọng lớn
Chiến lược phát triển hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030: Hướng tới những mục tiêu cao về Chính phủ số,ụctiêucaokhátvọnglớsoi keo benfica kinh tế số | |
Tuổi trẻ Việt Nam nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên | |
Đại hội của niềm tin và khát vọng | |
Chính phủ tiếp tục đề cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, thực hiện “mục tiêu kép" |
TPHCM ngày càng phát triển hiện đại và năng động. Ảnh: ST |
Định hướng phát triển mạnh mẽ trong 10 năm tới
Nhìn lại 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2011), với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, đã tạo nên những tiến bộ lớn, những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với 10 năm trước đây. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Thực tiễn khẳng định những giá trị to lớn trong Cương lĩnh, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định các mục tiêu cụ thể đến 2025, 2030 và 2045 * Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. * Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. * Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. |
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của nước ta, còn nhiều khó khăn, thách thức. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và việc tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được mục tiêu đề ra. Vẫn còn nạn giặc nội xâm là tham nhũng, lãng phí, quan liêu, còn có sự chống phá của các lực lượng thù địch. Công cuộc đổi mới và tình hình quốc tế tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cần phải tập trung giải quyết, để đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ với khó khăn, thách thức đan xen; có nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Thời cuộc đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải đoàn kết một lòng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển; có quyết tâm chính trị cao; có tầm nhìn,dự báo chính xác và kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng phó ngay với mọi tình huống; nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.
Tiềm lực mọi mặt của quốc gia phải không ngừng gia tăng nhanh. Kiên quyết bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được. Đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh hơn và bền vững hơn. Nhằm làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Đại hội XIII của Đảng đã kế thừa những kinh nghiệm, thành quả đạt được của các Đại hội XI, Đại hội XII, tiếp thu cách tiếp cận của thế giới hiện đại về trình độ phát triển công nghiệp và thu nhập bình quân đầu người để xác định mục tiêu, định hướng phát triển mạnh mẽ Việt Nam trong 10 năm tới.
Hướng đến “đại thắng mùa xuân” 2025
Mốc 2025 gắn với sự kiện đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: Năm 2025 Việt Nam sẽ là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đó là tiền đề cơ bản quyết định Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình mà không ít nước trên thế giới đã mắc phải!
Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định rõ các chỉ tiêu chủ yếu nhất cần phải đạt được để phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong 5 năm 2021 - 2025: Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Nước ta tiếp tục trong nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD, tức là thu nhập bình quân đầu người của nước ta sẽ tăng 142% so với năm 2020. Về tỉ lệ đô thị hóa khoảng 45%. Tỷ lệ đô thị hóa được coi là chỉ số phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta mới đạt khoảng 35%, vẫn còn thấp hơn với tỷ lệ đô thị hóa mức trung bình trên thế giới (là 50%). Kinh tế số đạt khoảng 20% GDP. Đây là một chỉ tiêu phát triển mới nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70%. Chỉ tiêu này nhằm gỡ một nút thắt lớn trong trục phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là phải giảm bớt lực lượng lao động giản đơn vẫn còn quá đông, để gia tăng nhanh lực lượng lao động có trình độ, tay nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, cũng là để tận dụng tối đa cơ hội việc làm mà Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra…
Có thể thấy Đại hội XIII của Đảng đưa ra những chỉ tiêu rất cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội thời gian 2021- 2025 không chỉ đặt ra mục tiêu cao với khát vọng lớn về một Việt Nam phát triển, mà còn đã thể hiện một trí tuệ cao ngang tầm thời đại, một quyết tâm lớn và hành động cách mạng thiết thực nhất.
Theo định hướng của Đại hội XIII và Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa XIII, Chính phủ mới vừa được Kỳ họp Quốc hội thứ 11 khóa XV kiện toàn nhân sự là một bước khởi động thực hiện các mục tiêu đầy khát vọng hào hùng của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đang kỳ vọng rất nhiều vào bộ máy Chính phủ mới được Quốc hội phê chuẩn lần này. Đó sẽ thực sự là một Chính phủ kiến tạo và hành động mạnh mẽ. Đội ngũ cán bộ cấp chiến lược này đã được Đại hội Đảng và Hội nghị Trung ương lần thứ 2 lựa chọn rất bài bản, thông qua Quốc hội xác định là những người đủ tư cách và khả năng gánh vác trọng trách nặng nề của đất nước, trong giai đoạn mới có nhiều thuận lợi, khó khăn thách thức lớn, nhưng cũng tràn đầy khí thế cất cánh bay lên. Chính phủ mới vừa có tính kế thừa vừa có những nhân tố mới sẽ phát huy được những thành công của Chính phủ tiền nhiệm, sẽ xây dựng bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả, liêm chính, thực sự phục vụ nhân dân. Chính phủ mới sẽ có những bước đi đột phá, phát triển nhanh, bền vững hơn. Chính phủ cũng như lãnh đạo các bộ, ngành sẽ có những quyết sách quyết liệt hơn, các giải pháp tổng thể đồng bộ hơn nữa, để làm sao có sự hài hòa giữa phát triển mạnh mẽ kinh tế với nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội được nâng cao.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành của bộ máy Nhà nước sau bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, với bản lĩnh, trí tuệ của con người Việt Nam quyết tâm vươn lên ngang tầm thời đại, với sự cộng hưởng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thành công bước nhảy vọt mở đầu từ nay đến “Đại thắng mùa xuân” 2025, theo định hướng phát triển tới 2030 mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã vạch ra.