Ông Kỹ khá thoải mái khi tiếp xúc với mọi người
Ông Kỹ khá thoải mái khi tiếp xúc với mọi người
Người mắc bệnh phong luôn bị cộng đồng kỳ thị,ỳthịvớibệnhnhânphongđãlàchuyệnquákhứkết quả bóng đá giải đan mạch xa lánh bởi lo ngại lây nhiễm. Ở chiều ngược lại, những người mắc bệnh phong cũng rất tự ti kể cả khi tiếp xúc với người thân của mình. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của quá khứ.
Cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Kỹ tại Trạm Y tế phường Thủy Phương tuy ngắn gọn nhưng khá cởi mở, không hề có chút tự ti, khó chịu như trong suy nghĩ trước khi gặp ông. “Khi phát hiện mình mắc bệnh phong, ban đầu tôi không dám ra đường, không dám chia sẻ với ai, bởi lo sợ bị kỳ thị, ghẻ lạnh. Tuy nhiên, sau thời gian chữa trị, chăm sóc, cùng những lời động viên của người thân, của y bác sĩ nơi đây, từ lâu tôi đã hết tự ti khi trở về cộng đồng”, ông Kỹ, mắc bệnh phong từ năm 1987 chia sẻ.
Tương tự, ông Trần Văn Xu cũng là một bệnh nhân phong được phát hiện từ năm 1987. Sau thời gian điều trị, ông Xu trở về địa phương và sinh hoạt bình thường. “Ban đầu tôi cũng lo ngại bị mọi người xa lánh bởi mắc phải một trong “tứ chứng nan y”, tuy nhiên, những động viên của người thân, của y bác sĩ đã giúp tôi tự tin trở về trong vòng tay yêu thương của con cháu, cộng đồng”.
Ông Kỹ và ông Xu là 2 trong số 11 người mắc bệnh phong trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tính từ thời điểm trước năm 1999. Cho đến nay, trên địa bàn thị xã không phát hiện thêm bệnh nhân mới nào. Ngày nay, bệnh phong là một căn bệnh có thể chữa được, nếu phát hiện sớm. Đáng mừng hơn, nỗi đau của người bệnh vì thái độ hắt hủi, ghê sợ của xã hội đã trở thành quá khứ nhờ y học hiện đại, nhận thức ngày càng cao của cộng đồng.
Sau buổi kiểm tra về công tác phòng, chống bệnh phong tại các phường Thủy Tân, Thủy Phương và thẩm tra hồ sơ tại Trung tâm Y tế TX. Hương Thủy của đoàn giám sát Trung ương và tỉnh ngày 11/10, BS chuyên khoa I Nguyễn Duy Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quỳnh Lập đánh giá, trước khi triển khai chương trình phòng, chống bệnh phong, tỷ lệ lưu hành bệnh phong tại Hương Thủy là 1,9/10.000 dân, đây là tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ có hiệu quả các giải pháp, nhất là công tác tuyên truyền, quản lý điều trị và xây dựng mạng lưới phòng, chống bệnh phong, hiện tỷ lệ lưu hành bệnh và tỷ lệ phát bệnh đã về mức 0, đây là điều rất đáng mừng.
“Trong công tác phòng, chống bệnh phong, tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh khám sàng lọc, điều trị, chúng tôi luôn chú trọng công tác tuyên truyền trong cán bộ, công chức, viên chức, người dân và nhất là trong các trường học, bởi học sinh là cầu nối gần nhất cũng như các em có thể truyền đạt lại những gì được nghe, được phổ biến ở trường về công tác phòng, chống và không kỳ thị người mắc bệnh phong với người thân trong gia đình”, ThS. BS chuyên khoa II Trương Văn Vỹ - GĐ Trung tâm Y tế TX. Hương Thủy cho biết.
Theo các bác sĩ, bệnh phong có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, lại khó lây kể cả với những người tiếp xúc thường xuyên. Thậm chí, ngay cả khi chăm sóc bệnh nhân phong nặng, chẳng may tay có vết xước chỉ cần rửa bằng xà phòng trong vòng 2 phút là đã loại bỏ hết vi khuẩn phong xâm nhập. Ngoài ra, tắm hàng ngày cũng là cách để ngăn ngừa bệnh phong. “Hiện, toàn tỉnh chỉ còn 187 bệnh nhân phong, trong đó TX. Hương Thủy 11 người. Nếu tính từ sau giải phóng với hơn 2.000 người mắc bệnh, đây là một thành công của Thừa Thiên Huế trong phòng, chống bệnh phong, và y tế Hương Thủy đóng góp một phần quan trọng trong công tác này”, BS chuyên khoa I Lê Đông – Phó Giám đốc Bệnh viện Phong – Da liễu tỉnh nhận định.
Bài, ảnh: Hàn Đăng