【nhan dinh halan】Khẩu trang than hoạt tính: Tin quá hại thân
Cấu tạo thực của khẩu trang than hoạt tính. Ảnh minh họa
Khẩu trang ý tế,ẩutrangthanhoạttínhTinquáhạithânhan dinh halan khẩu trang than hoạt tính, khẩu trang nano bạc, khẩu trang nano ôxít titan…là những tên gọi khác nhau của các loại khẩu trang dùng để bảo vệ đường hô hấp của người dùng. Tuy nhiên, công năng, tác dụng của các loại khẩu trang này như thế nào, thực tế bảo vệ sức khỏe ra sao, người sử dụng rất lơ mơ và khó phân biệt.
Theo GS. Phạm Ngọc Hồ - Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, khẩu trang có tác dụng giữ lại các hạt bụi tránh tình trạng niêm mạc mũi không giữ hết, bụi chui sâu vào phổi. Tuy nhiên, các khí độc kích thước rất nhỏ dưới nanomet vẫn có thể chui sâu vào và phá hủy hệ hô hấp.
Đối với các loại khẩu trang sợi hoạt tính, khẩu trang y tế… được quảng cáo là bảo vệ hệ hô hấp của người dùng, nhưng thực tế tác dụng của sợi hoạt tính bị mất đi chỉ sau 2 lần giặt. Lượng than hoạt tính hay sợi hoạt tính trong mỗi chiếc khẩu trang không đáng kể nên việc phát huy tác dụng hầu như không có. Chưa kể than hoạt tính trong khẩu trang sau khi sử dụng cũng bám đầy bụi, vi khuẩn, virus, vi nấm... đây là nguồn gây ô nhiễm thứ cấp nên không thể sử dụng tới 2 - 3 tháng mà không bỏ đi. Sau khi hết tác dụng của than hoạt tính, khẩu trang chỉ có tác dụng như khẩu trang vải thông thường.
GS. Nguyễn Hoài Châu, Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường cho biết, chỗ nào có khói, bụi đường, dùng khẩu trang than hoạt tính sẽ rất tốt. Than hoạt tính là chất hấp thụ chất độc hại trong không khí và trong nước. Nhưng nó lại là nơi tích tụ vi khuẩn. Loại khẩu trang này chỉ giữ được bụi chứ không giữ được vi khuẩn vì vi khuẩn quá nhỏ.
PGS.TS Phạm Văn Nho - Trưởng phòng Thí nghiệm Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho rằng, vật liệu hoạt tính đưa vào khẩu trang không nhiều nên tác dụng lọc chất bẩn không cao. Đặc biệt, khẩu trang hoạt tính không được giặt, vì khi đó hoạt tính sẽ hút chất bẩn có trong nước làm mất tác dụng.
Thay vào đó, người dân có thể dùng khẩu trang nano bạc hay TiO2 bởi chúng có tác dụng chống bụi, phân hủy khí độc cao hơn các loại khẩu trang khác. Đặc tính của chất nano là khi hấp thụ chất độc sẽ phân hủy chúng thành nước và khí CO2. Chất này cũng tồn tại lâu dài bằng cách người dùng chỉ giặt lớp vỏ bị bẩn còn lớp ruột giữ nguyên.
Nhiều sản phẩm khẩu trang than hoạt tính nhái bán tràn lan trên thị trường. Ảnh minh họa
GS Nguyễn Hoài Châu cho rằng, ngoài loại khẩu trang than hoạt tính còn có khẩu trang thường và khẩu trang nano titan. Khẩu trang thường chỉ làm bằng vải hoặc giấy bình thường. Nó chỉ ngăn vi khuẩn, virus một cách cơ học, dùng một lần rồi vứt đi. Khẩu trang nano titan cũng có tác dụng diệt khuẩn nhưng chỉ có tác dụng trong môi trường có ánh sáng.
Khẩu trang nano bạc hay nano ôxít titan được nghiên cứu thành công trong vai trò diệt khuẩn, khí độc, đặc biệt là giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus cúm, lao phổi. Tuy nhiên, hiện nay các loại khẩu trang có khả năng ngăn chặn bụi, khói xe, virut và vi khuẩn, bảo vệ người sử dụng như khẩu trang nano bạc, nano oxit titan lại không phổ biến trên thị trường.
Theo PGS-TS Phạm Văn Nho, Trưởng Phòng Thí nghiệm Vật lý ứng dụng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, về mặt cấu tạo, hai mặt của khẩu trang là một lớp vải bảo vệ để ngăn các bụi nước có thể chứa virus. Bên trong là một lớp bông được phủ vật liệu nano ôxit titan màu vàng nhạt, có tác dụng tiêu diệt virus.
Với khẩu trang nano bạc, GS Nguyễn Hoài Châu cho rằng, bạc từ xa xưa đã được coi là chất khử trùng tự nhiên. Khi ở dưới dạng nano, chúng có kích thước chỉ bằng một phần tỷ mét. Chúng có khả năng diệt khuẩn siêu việt nhờ có diện tích và năng lượng bề mặt lớn. Tác dụng của nano bạc do Viện Công nghệ môi trường chế tạo đã được nhiều cơ quan chức năng kiểm nghiệm và khẳng định”.
Trong trường hợp dịch cúm, lây nhiễm qua đường hô hấp, người dân thường ít khi sử dụng khẩu trang y tế mà chỉ mua khẩu trang trên thị trường để dùng. Nhưng các loại khẩu trang hoạt tính đó chỉ có tính năng giữ bụi chứ không có tính năng diệt khuẩn, ngăn chặn virus, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Nhập nhèm chất lượng khẩu trang trong bệnh viện Bạch Mai