Gia đình - nền tảng trau dồi kỹ năng sống cho trẻ
Sự bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay khiến giới trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với kiến thức đa chiều. Tuy nhiên,ụckỹnăngsốtrận đấu i-league sự ảnh hưởng của những thông tin thiếu chọn lọc đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ, lối sống của một bộ phận giới trẻ. Nhiều bậc cha mẹ vì quá mải mê với công việc mà thiếu thời gian bên con, cho con trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều khiến trẻ nghiện game online hoặc sinh hoạt bó buộc trong 4 bức tường, dẫn đến nguy cơ bị rối loạn, mất cân bằng tâm lý, thiếu kỹ năng cần thiết làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, hơn ai hết, các bậc cha mẹ phải dành thời gian và trang bị cho mình những kiến thức, phương pháp giáo dục con hiệu quả nhất. Sự quan tâm đó không chỉ về vật chất nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất mà còn cần sự chăm sóc, dạy dỗ để trẻ có thể hình thành và phát triển kỹ năng sống một cách toàn diện.
Phương pháp học mà chơi, chơi mà học ở các trường mầm non góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Trong ảnh:Cô và trò Trường mầm non Thần Đồng Tà Bế, TP. Đồng Xoài
Đối với gia đình chị Phạm Trương Diệp Mai Thy ở thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, trước sự phát triển và thay đổi không ngừng của xã hội hiện đại, vợ chồng chị luôn dành thời gian giáo dục các con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Chị Mai Thy chia sẻ: “Dù bận rộn với công việc buôn bán nhưng vợ chồng tôi luôn cố gắng sắp xếp dành nhiều thời gian cho con, làm bạn cùng con để đồng hành và hướng dẫn con kỹ năng sống từ những việc nhỏ nhất. Tôi rèn luyện cho con sự tự lập để biết tự chăm sóc bản thân; sự tự tin khi bày tỏ quan điểm, cảm xúc; tạo môi trường cho con rèn luyện khả năng giao tiếp; từng bước trang bị cho con kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống… Tuy mới 8 tuổi nhưng con đã hình thành được nhiều thói quen tốt, phù hợp với lứa tuổi”.
Kỹ năng sống là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để con người có thể tồn tại, dù cuộc sống nghèo khó hay đủ đầy. Như gia đình chị Lê Thị Nguyệt ở thị trấn Tân Khai, cuộc sống gia đình rơi vào khó khăn khi chồng chị bất ngờ bị tai biến, không thể lao động. Một mình gồng gánh chăm lo cho chồng và 2 con gái ăn học, nhưng chị vẫn cố gắng dành thời gian bên cạnh chăm sóc, hướng dẫn con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Chị Nguyệt chia sẻ: “Càng trong khó khăn tôi càng giáo dục các con thật nhiều kỹ năng sống giúp các con có thể thích nghi với cuộc sống, có thêm bản lĩnh dám đương đầu, vượt qua mọi thách thức để tồn tại và tự tin trong cuộc sống”.
“Cha mẹ nào cũng mong con mình khỏe mạnh, thông minh và cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để con phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh chăm sóc để con phát triển thể chất, dạy dỗ để con học hành giỏi giang thì nhiệm vụ giúp con định hướng, xây dựng và phát triển các kỹ năng sống cơ bản là vô cùng cần thiết và không thể thiếu. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biến những kiến thức được học thành thái độ, giá trị, thói quen lành mạnh, kỹ năng ứng phó và vượt qua những rủi ro. Qua đó, xây dựng một cuộc sống an toàn, chất lượng và hạnh phúc”. |
Tiến sĩ giáo dục UÔNG THỊ LÊ NA, Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý Tâm Bình An, TP. Đồng Xoài |
Cần sự vào cuộc đồng bộ
Bên cạnh gia đình, nhà trường và xã hội là cơ sở quan trọng để hình thành và bồi dưỡng kỹ năng sống cho trẻ. Cô Ngô Thị Dịu, Phó hiệu trưởng Trường mầm non Thần Đồng Tà Bế, TP. Đồng Xoài cho biết: “Lứa tuổi mầm non là giai đoạn vàng để phát triển thế giới quan rộng mở. Trẻ rất tò mò về thế giới xung quanh, thích khám phá. Giai đoạn này trẻ cũng tiếp thu và học hỏi mọi thứ xung quanh rất nhanh nên ngoài việc đảm bảo cho trẻ phát triển về thể chất, các trường mầm non luôn chú trọng trau dồi năng khiếu, thể thao, nghệ thuật… và hướng học sinh đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để trau dồi kỹ năng sống. Thông qua các hoạt động vui chơi, trải nghiệm bên ngoài lớp học, trẻ được trau dồi kỹ năng chăm sóc và tự bảo vệ bản thân, kích thích tinh thần ham học hỏi, lĩnh hội và tự làm giàu vốn kiến thức của mình. Từ đó, trẻ có thể phát triển cân bằng về trí tuệ, tâm hồn, thể chất và khám phá được tiềm năng bản thân”.
Nhiều năm trở lại đây, việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh cũng được ngành giáo dục và toàn xã hội chú trọng hơn bằng việc hướng dẫn lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động vui chơi cho trẻ em vào dịp hè. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc trau dồi kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Ở các bậc tiểu học, THCS, THPT hiệu quả vẫn chưa như mong muốn bởi dung lượng các môn văn hóa quá lớn nên nhà trường ít có thời gian dành cho chương trình giáo dục kỹ năng sống. Ông Nguyễn Phi Long, Phó hiệu trưởng Trường TH&THCS Nghĩa Bình, huyện Bù Đăng bày tỏ: “Giáo dục kỹ năng sống chủ yếu được tích hợp trong các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì thế, về kiến thức, giáo viên có thể truyền đạt nhưng việc thực hành thao tác lại chưa có điều kiện thực hiện. Thanh thiếu niên, nhi đồng cần có những sân chơi rộng lớn, phong phú hơn và các hoạt động vui chơi rèn luyện lành mạnh, bổ ích cần được lan tỏa sâu rộng, hiệu quả, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa”.
Kỹ năng sống không phải là một phạm trù kỹ năng đơn lẻ mà nó là tập hợp của rất nhiều kỹ năng mà con người có được qua giáo dục, trải nghiệm, để xử lý có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Ai cũng mong muốn dạy con mình những kỹ năng sống để trẻ phát triển tốt hơn, nhưng để có một phương pháp đúng đắn thì không phải ai cũng biết. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng sống cần được rèn luyện từ khi còn nhỏ và chính ngay trong cuộc sống đời thường. Để bồi dưỡng giúp trẻ có kỹ năng sống, những thói quen tốt không phải là việc một sớm một chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi cha mẹ, thầy cô và toàn xã hội phải nỗ lực thật nhiều, phải có phương pháp đúng đắn, lựa chọn đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ để có kết quả tốt nhất.