【bảng xếp hạng ngoại hạng 2 anh】“Tư lệnh” ngành nông nghiệp đề nghị hạ giá lợn xuống 70.000 đồng/kg

tu lenh nganh nong nghiep de nghi ha gia lon xuong 70000 dongkgThủ tướng yêu cầu sớm giảm giá thịt lợn
tu lenh nganh nong nghiep de nghi ha gia lon xuong 70000 dongkgGiá lợn “nhảy múa”,ưlệnhngànhnôngnghiệpđềnghịhạgiálợnxuốngđồbảng xếp hạng ngoại hạng 2 anh Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng điều gì?
tu lenh nganh nong nghiep de nghi ha gia lon xuong 70000 dongkgBộ Công Thương khuyến cáo dùng thịt lợn đông lạnh, bình ổn thị trường
tu lenh nganh nong nghiep de nghi ha gia lon xuong 70000 dongkg
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Về cơ sở để đưa giá lợn hơi xuống mức khoảng 70.000 đồng/kg, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân tích: Đến nay, 99% số xã bị bệnh dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không phát sinh dịch.

Hiện nay, đàn giống lợn cụ kị, ông bà có gần 110.000 con, 2,7 triệu lợn nái và 24 triệu lợn thịt. Rất nhiều địa phương đang tích cực tái đàn và có hiệu quả tái đàn tốt.

“Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo tăng đàn một cách bài bản, căn cơ, có cơ sở để đảm bảo tăng rất nhanh nhưng bền vững", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Ngoài việc thúc đẩy tái đàn để tăng cung ứng thịt lợn, vị “tư lệnh” ngành nông nghiệp nhận định còn có rất nhiều thực phẩm khác thay thế thịt lợn như gà gần 1,3 triệu tấn thịt, cùng với lượng trứng, sữa, thủy sản... lớn. Như vậy không thể thiếu thực phẩm.

“Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn mang tính hạt nhân gương mẫu đi đầu tiên phong có giá định hướng 70.000 đồng/kg thì tất cả những cơ sở khác phải theo. Làm như vậy chúng ta sẽ giải quyết được câu chuyện thúc đẩy phát triển tái đàn một cách bền vững, lâu dài cho thị trường nội địa. Ngoài ra, chúng ta đảm bảo chỉ số tăng giá ở mức độ nhất định, đảm bảo chất lượng tăng trưởng, giữ được bình diện chung về quy luật hàng hóa", Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng phân tích ở góc độ lợi ích dài lâu cho ngành chăn nuôi. Hiện nay, giá thành sản xuất lợn hơi chỉ xung quang 40.000-45.000 đồng/kg, đưa giá lợn hơi về mức giá 70.000 đồng/kg là phù hợp để bảo vệ cho thị trường phát triển bền vững. Giá lợn hơi tăng cao quá thì hàng hóa từ các thị trường khác sẽ "nhảy" vào, tự doanh nghiệp sẽ đánh mất thị trường.

Dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lưu ý phải làm đồng bộ từ khâu tái đàn, kiểm soát chặt chẽ thương mại biên giới cho tới các khâu trung gian ở thị trường trong nước.

"Chúng ta phải làm rất đồng bộ, kể cả thúc đẩy sản xuất để tạo nhiều nguồn, kiểm soát chặt chẽ thương mại biên giới khi giá lợn hơi ở Trung Quốc ở mức 120.000 đồng/kg và các khâu trung gian ở thị trường trong nước; không để từng chuỗi của chúng ta có những hành vi hoặc có những giải pháp phi thị trường. Làm được như vậy mới đảm bảo được một mức giá hợp lý chung", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ NNPTNT, đối với dịch tả lợn châu Phi, hiện cả nước chỉ còn 2 ổ dịch mới xuất hiện, trong khi 98% số xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch bệnh. Điều này là cơ hội để các hộ dân, doanh nghiệp thúc đẩy tái đàn lợn, bù đắp thiếu hụt và đưa giá thịt lợn xuống mức hợp lý.

Tính đến ngày 2/3, tổng đàn lợn cả nước đạt 24 triệu con, bằng khoảng 77% tổng đàn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi (31 triệu con vào tháng 12/2018). Trong đó, đàn nái còn 2,7 triệu con, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân giống, phục vụ tái đàn lợn.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngay từ tháng 9/2019 khi bệnh dịch tả lợn châu Phi bước đầu được khống chế, Bộ đã chỉ đạo các địa phương tái đàn, tăng đàn để đảm bảo nguồn cung thịt lợn. Trường hợp thiếu nguồn cung, Chính phủ đã chỉ đạo sẽ nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn từ các nước Brazil, Mỹ, Nga...

2 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 13.800 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019. Đáng chú ý trong tuần này, lô hàng thịt lợn của Tập đoàn Miratorg (Nga) sẽ về Việt Nam nhằm tăng nguồn cung thịt lợn và đưa giá thịt lợn hơi về mức hợp lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 12/3 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tình hình giá thịt lợn.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: NN&PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Thông tin và Truyền thông nghiên cứu nội dung báo cáo và kiến nghị của Tổng cục Thống kê để phục vụ hoạt động tham mưu, chỉ đạo điều hành; bảo đảm sớm giảm giá thịt lợn theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ NN&PTNT chủ trì cùng Bộ Công Thương và các cơ quan chỉ đạo cung cấp đầy đủ số lượng, chất lượng đảm bảo giá cả cho người dân không được để tăng giá, trong khi giá thành sản xuất thịt lợn thấp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tổng cục Thống kê chủ động cung cấp thông tin, đề xuất các giải pháp để bảo đảm kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2020 theo mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao và gửi Bộ Tài chính (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá) để tổng hợp báo cáo chung và gửi các Bộ, cơ quan liên quan.