Uống rượu có hại cho sức khỏe. Ảnh: MC Cuồng sản tỷ lệ phạt góc" />

【tỷ lệ phạt góc】Cuồng sảng rượu cấp: Nguyên nhân & can thiệp cấp cứu

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
               Uống rượu có hại cho sức khỏe. Ảnh: MC 

Cuồng sảng rượu cấp là một cấp cứu tâm thần khẩn cấp vì tình trạng khởi phát nhanh và đột ngột sau khi người bệnh nghiện rượu, ngưng uống rượu hoặc cai rượu từ 6-12h. Các triệu chứng của cơn động kinh do cai rượu sẽ trở nên rõ rệt hơn từ 1-2 ngày và kéo dài dai dẳng trong vài ngày. Sảng rượu cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, tỷ lệ tử vong của sảng rượu khá cao lên đến 33% trên tổng số ca bệnh.

Cuồng sảng rượu cấp thường ảnh hưởng những người đã uống rượu bia trong hơn 10 năm. Tình trạng này dễ xảy ra với người nghiện rượu nặng hoặc người đang thực hiện cai rượu. Biểu hiện lâm sàng của cuồng sảng rượu cấp là run rẩy, sợ hãi; kích động, dễ bị kích thích; nhầm lẫn, mất phương hướng; giảm khả năng tập trung; giấc ngủ sâu kéo dài trong một ngày hoặc lâu hơn; mê sảng, ảo giác; tăng động, bồn chồn, phấn khích; nhạy cảm với ánh sáng, ấm thanh và sự tiếp xúc... Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng co giật. Cuồng sảng rượu cấp thường xảy ra trong vòng 12 đến 48 giờ sau lần uống rượu cuối cùng, dễ xảy ra với những người đã từng bị các biến chứng của hội chứng cai rượu và đi kèm với triệu chứng co cứng.

Để can thiệp ban đầu bệnh nhân cuồng sảng rượu cấp, bệnh nhân được cố định tại giường, ngửi bông có tẩm cồn hoặc cho uống rượu vang với khoảng 50ml rượu 10 độ, mỗi ngày 3 lần để giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng của cuồng sảng rượu cấp. Bệnh nhân sẽ được hút đờm, dãi và hỗ trợ thở oxy nếu cần thiết... Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp detox cơ thể, sử dụng nước kèm theo các vitamin, điện giải và thuốc giảm đau để truyền vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch để kiểm soát kích thích và ngăn ngừa động kinh. Một số loại thuốc cũng được sử dụng để điều trị chứng cuồng sảng cấp bao gồm: Diazepam, Vitamin B1, Ringer lactat, Piracetam,...

Sau khi thuyên giảm các triệu chứng của cuồng sảng rượu cấp, người bệnh sẽ được về nhà nếu tình trạng ổn định, tuy nhiên để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh phải điều trị tại nhà lâu dài bằng cách cai rượu hoàn toàn, có lối sống lành mạnh, thay đổi các thói quen đặc biệt là thói quen uống rượu. Tỷ lệ tử vong mà không điều trị là từ 15% đến 40%. Hiện tại số ca tử vong xảy ra trong khoảng 1% đến 4% trường hợp. Khoảng một nửa số người nghiện rượu sẽ phát triển các triệu chứng sảng rượu khi bị cắt giảm việc uống rượu.