【kq cúp fa anh hôm nay】Thực phẩm bẩn tràn lan: Trách nhiệm thuộc về ai?
>> Vi phạm an toàn thực phẩm có thể bị phạt 200 triệu đồng
>> Lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Đó là đánh giá của các đại biểu tại hội thảo “Hợp tác truyền thông ATTP” do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Cục ATTP - Bộ Y tế tổ chức,ựcphẩmbẩntrànlanTráchnhiệmthuộcvềkq cúp fa anh hôm nay ngày 5/4/2018, tại Hà Nội.
Chi nửa tỷ USD/năm nhập thuốc bảo vệ thực vật
Theo Cục ATTP, ở Việt Nam, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở Việt Nam diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình mỗi năm có khoảng gần 170 vụ với hơn 5.000 người mắc và hơn 27 người chết do ngộ độc thực phẩm. Giai đoạn 2011 - 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm, làm hơn 4 triệu người mắc bệnh khiến 123 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm khiến 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ sử dụng thực phẩm không an toàn.
Theo điều tra của Hiệp hội Ung thư thế giới, có 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn và có thể phòng được. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.
Số liệu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng cho thấy, trong 5 năm (2011 - 2015), mỗi năm Việt Nam chi khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu khoảng 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật, với 4.100 loại thương phẩm khác nhau thuộc 1.643 hoạt chất hóa học để sản xuất thuốc trừ sâu hóa học. Cùng với đó, nhiều loại hóa chất cấm vẫn được nhập lậu như Phospho hữu cơ, Clo hữu cơ, Wofatox, Monitos, Kelthane… là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay.
Như vậy, có thể thấy thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay đã tới mức báo động đỏ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp mà còn đe dọa sức khỏe và cả tính mạng của cộng đồng.
Trước thực tế đó, đại diện cho phía cơ quan quản lý nhà nước, bà Nguyễn Thị Yến, Phó trưởng phòng Truyền thông Cục ATTP (Bộ Y tế), cho biết, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về ATTP đã được tăng cường trong thời gian qua với nhiều hình thức đa dạng.
Tuy nhiên, bà Yến cũng thừa nhận: “Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ATTP chưa thường xuyên, kết quả còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng nội dung thông tin không chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của nhân dân đối với công tác quản lý ATTP”.
Đánh giá vấn đề truyền thông về ATTP từ góc nhìn của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, ông Trần Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho rằng: “Hiệu quả công tác truyền thông chưa cao, chưa kết nối được thực phẩm sạch hay các địa chỉ xanh với người tiêu dùng. Đôi khi chưa công khai được cơ sở vị phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, các địa chỉ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng. Truyền thông tư vấn trực tiếp của cán bộ có chuyên môn y tế, nông nghiệp hầu như chưa được quan tâm, kiến thức và hiểu biết về ATVSTP của người dân còn rất hạn chế…”.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Tai hội thảo, các đại biểu cũng bàn luận về vấn đề xác định trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin và xử lý phản hồi liên quan tới lĩnh vực ATTP. Câu hỏi lớn được đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai?
Thậm chí, có đại biểu cho hay, có những cản trở khiến cho câu hỏi trở nên khó trả lời, mỗi khi có một vụ việc vi phạm về ATTP. Một trong số đó xuất phát từ chính hạn chế trong nhận thức về Luật ATTP. Cho tới hiện tại, nhiều người vẫn hiểu theo tinh thần của pháp luật cũ trước năm 2010, khi vẫn nói “ruộng chuồng của Bộ Nông Nghiệp; chợ của Bộ Công thương; bàn ăn của Bộ Y tế”.
Nghĩa là, một sản phẩm thực phẩm vi phạm thì cơ quan nào cũng phải chịu trách nhiệm - từ nơi trồng trọt, chăn nuôi cho đến lúc lên bàn ăn. Điều này dẫn tới tình trạng “cha chung không ai khóc”, tức là không ai chịu nhận trách nhiệm về mình khi xảy ra vi phạm.
Đồng thời, từ năm 2010 đến nay, việc quản lý được thực hiện theo ngành dọc. Đối với từng sản phẩm, gần như chỉ có một ngành chịu trách nhiệm quản lý từ khâu sản xuất kinh doanh đến bao bì đóng gói sản phẩm đó. Ví dụ , đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai... thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Y tế. Còn đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật… thì lại thuộc ngành Công thương.
Theo nhà báo Tuấn Anh (VTV24): "Lâu nay, gần như việc xử lý vi phạm ATTP chỉ có cơ sở vi phạm bị xử phạt là chính, còn các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý liên quan trên địa bàn gần như rất ít khi bị xử lý hoặc là sờ tới. Dù cho quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan quản lý đã rất rõ trong Luật ATTP hiện nay".
Không chỉ ở cấp trung ương mà theo luật định, trách nhiệm cũng được chỉ rõ ở quản lý cấp địa phương. Chính lãnh đạo các bộ, ngành liên quan cũng từng thừa nhận, đã có rất nhiều cuộc thanh tra nhưng đến cuối cùng, người bị xử lý lại là cơ sở sản xuất tiểu thương, còn các cơ quan quản lý địa phương hầu như không bị "sờ" tới.
Do vậy, các đại biểu đều cho rằng, phải làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương từ cấp phường, xã cho đến quận huyện khi xảy ra vi phạm an toàn thực phẩm thì vấn nạn về ATTP mới được xử lý có hiệu quả hơn./.
Bài, ảnh: Khánh Linh