Tiền đổ vào săm lốp,ứngkhoánETFgiaodịchvốnngoạirútròngkỷlụkết quả oman dầu khí
VN-Index đóng cửa phiên hôm nay tiếp tục giảm thêm 0,43%, còn 627,66 điểm, mức thấp nhất 5 phiên trở lại đây. Mặc dù có tới 231 cổ phiếu giảm giá nhưng vẫn còn 186 mã tăng, trong đó 40 mã trần. Dòng tiền vẫn đang chảy rất đều vào các cổ phiếu sinh lời lớn nhất, bất chấp những rủi ro ở VN-Index.
Trên HSX, các giao dịch đột biến xuất hiện lần đầu ở nhóm cổ phiếu săm lốp, nổi bật là CSM và DRC. CSM xuất hiện phiên kịch trần đầu tiên kể từ tháng 5 vừa qua. Khối lượng giao dịch đạt 1,24 triệu cổ, tương đương 58,1 tỷ đồng, kỷ lục trong vòng 6 tháng. DRC cũng kịch trần với 722.160 cổ phiếu khớp lệnh, tương đương 42,4 tỷ đồng. Đặc biệt cổ phiếu này tạo đỉnh cao mới trong vòng 2 năm.
DRC và CSM là hai thay thế hoàn hảo cho PPC và PVD mới kịch trần hôm qua. PPC phiên này bắt đầu xuất hiện lực xả lớn sau khi lợi nhuận ngắn hạn T+3 tới trên 10%. Đã có lúc PPC phải lùi về tham chiếu, nhưng cuối phiên phục hồi tăng 3,2%. PVD cũng tương tự, chỉ còn tăng 0,94% và trong phiên có lúc giảm.
Riêng PVT nằm trong “họ dầu khí”, có phiên kịch trần thứ hai liên tiếp. Lần đầu tiên kể từ đỉnh tháng 3, PVT mới lại có hai phiên trần liên tục. Kỷ lục này sẽ khó giữ khi ngày mai gần 23,3 triệu cổ phiếu phát hành thêm sẽ chính thức niêm yết.
Nhóm cổ phiếu dầu khí nói chung tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn từ thị trường và bằng chứng là đợt sụt giảm mạnh kết thúc nhanh chóng hôm nay. PVS tuy không còn là cổ phiếu dẫn đầu nữa nhưng vẫn là mã ảnh hưởng lớn nhất tới toàn bộ nhóm ngành. PVS trong phiên có lúc giảm 5% so với tham chiếu nhưng được mua rất tốt và đóng cửa lại tăng 0,89% trên tham chiếu.
PVC đã thay thế PVS trở thành cổ phiếu dẫn dắt có thêm phiên tăng mạnh thứ hai và đóng cửa ở giá trần. PVC là cổ phiếu đem lại lợi nhuận ngắn hạn tốt nhất trong nhóm dầu khí, khi chỉ 5 phiên đã tăng 33,7% với thanh khoản cực cao. Hôm nay PVC đứng thứ hai ở HNX với 123,8 tỷ đồng giá trị khớp lệnh, chỉ sau PVS.
Đồng loạt nhiều mã dầu khí hôm nay cũng phục hồi giá rất tốt, mặc dù áp lực bán không hề nhỏ. Biến động giá đều giống nhau với mức tăng trở lại về cuối phiên: PGS tăng 1,68%, PVG tăng 2,21%, PVX tăng 1,59%, PVE tăng 7,65%, PXS tăng 7%...
Nhà đầu tư trong nước có thể sẽ e ngại giao dịch bán của khối ngoại tuần này. |
Biến động giá mạnh lên ở các cổ phiếu dầu khí tiếp tục thể hiện mức độ kỳ vọng cực cao trên thị trường. Tất cả các cổ phiếu này đều đã đạt lợi nhuận ngắn hạn rất lớn nhưng những đợt xả hàng đều không khiến giá suy yếu quá lâu. So với các cổ phiếu vốn hóa siêu nhỏ, khả năng đẩy giá tăng mạnh ở nhóm dầu khí cần lượng tiền lớn hơn nhiều. Chính vì vậy nhóm dầu khi đang được nhìn nhận như dấu hiệu của sức mạnh trên thị trường.
Thất vọng với blue-chips ở HSX
Trong khi nhóm dầu khí và một số mã đầu cơ lớn như SHS, BVS, SCR, VCG, VND, thậm chí cả SHB tăng tốt trên HNX đẩy chỉ số chính ở sàn này tăng 0,83% thì VN-Index lại rất yếu ớt. Mức độ phân rã tăng giảm ở rổ HSX30 là rất cao nên chỉ số thiếu động lực cần thiết.
Nhóm HSX30 chỉ có được 7 cổ phiếu tăng giá phiên này, ngoài CSM, DRC, GMD, PPC, PVD, PVT, HCM tăng giá không đáng kể. Sức mạnh vốn hóa của nhóm này cũng kém xa với nhóm giảm, bao gồm BVH, DPM, HSG, MSN, OGC, STB, VCB. Các mã này giảm mạnh đã lấy đi phần lớn điểm số của VN-Index. Thêm GAS giảm 0,83%, VN-Index đánh mất mốc 630 điểm là điều hiển nhiên.
FLC vẫn là cổ phiếu thanh khoản lớn nhất của rổ HSX30 cũng như trên toàn thị trường. Cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài vẫn đang đổ xô vào mua FLC, nhưng không thể đỡ nổi lượng bán quá lớn. FLC đang giảm 3,25%, xuống mức giá 11.900 đồng, thấp nhất 37 phiên.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua gần 1,62 triệu FLC và rất có thể là quỹ ETF, nhưng một lần nữa, hoạt động mua thể hiện sự thận trọng theo thị trường. Những nhà đầu tư trông chờ vào lực mua đẩy giá của khối ngoại đang phải thất vọng lớn. FLC hôm nay khớp tới trên 36 triệu cổ, tương đương gần 428 tỷ đồng. Thanh khoản lớn như vậy thì việc hai quỹ ETF mua vài chục triệu FLC không phải là khó.
ETF bắt đầu giao dịch mạnh
Hôm nay xuất hiện giao dịch mạnh đột biến của nhà đầu tư nước ngoài và rất có thể là hai quỹ ETF bắt đầu đẩy mạnh cơ cấu danh mục.
Tại HSX, chỉ riêng các giao dịch khớp lệnh đã chứng kiến những lượng xả ồ ạt ở hầu khắp các cổ phiếu. Nhìn từ quỹ VNM thì không phải tất cả các mã đều bị bán ra: MSN, VIC, HAG, PPC, FLC, IJC nằm trong số được mua còn STB, PVS, BVH, DPM, PVD, ITA, SHB, VCG, OGC, DRC, GMD sẽ bị bán.
Thực tế lại ngược lại, hôm nay chỉ có CSM, FLC, IJC là các blue-chips được mua vào đáng kể, còn lại phần lớn là bán ròng ồ ạt. VIC, MSN, HAG nằm trong danh sách sẽ được mua nhưng vẫn bị bán lớn hôm nay.
Quy mô bán ở HSX đột ngột tăng 127% về khối lượng và 135% về giá trị so với phiên đầu tuần. Gần 11,9 triệu cổ phiếu, tương đương 399,1 tỷ đồng bán ra là mức bán lớn nhất kể từ đợt tái cần bằng quý 2 của các quỹ ETF. HSX bị bán ròng 266,5 tỷ đồng và HNX bị bán 35 tỷ đồng khiến mức rút vốn ròng đột ngột tăng cao nhất kể từ đầu năm. Rất có thể còn có hoạt động bán ra khác ngoài các giao dịch ETF.
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
Khánh Nhi