【nhận định bd hôm nay】Vĩnh Phúc nỗ lực thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước
Vĩnh Phúc lập kỷ lục mới trong thu ngân sách nhà nước | |
Vĩnh Phúc chủ động thu hút đầu tư từ các “đại bàng” Singapore | |
Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Vĩnh Phúc | |
Luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Vĩnh Phúc | |
IFC hợp tác đầu tư xây dựng “siêu cảng” tại Vĩnh Phúc |
Ông Vũ Chí Giang, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Tiếp tục tạo niềm tin để huy động thu hút thêm nhiều “đại bàng”
Đây là nhận định của ông Vũ Chí Giang, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Vĩnh Phúc tại Hội nghị "Xúc tiến thu hút các Nhà đầu tư chiến lược Việt Nam - Nhật Bản đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023" do UBND tỉnh Vinh Phúc tổ chức chiều 8/3.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hút các dự án lớn, các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia, ông Vũ Chí Giang cho biết: "Nhà đầu tư chiến lược - các “đại bàng” với sức mạnh về tài chính, công nghệ, thị trường rộng lớn, sức ảnh hưởng mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội, là yếu tố then chốt định vị vị trí của tỉnh Vĩnh Phúc trong cả nước và trên thế giới".
Vĩnh Phúc đã và đang có những “đại bàng” trong lĩnh vực điện tử, ô tô, xe máy và gần đây là nông nghiệp công nghệ cao. Vai trò to lớn của những “đại bàng” này đã được chứng minh qua thực tiễn phát triển của Vĩnh Phúc. Trong những giai đoạn phát triển tiếp theo, tỉnh cần phải tiếp tục tạo niềm tin để có được sự gắn bó của họ và huy động thu hút thêm nhiều “đại bàng” - nhà đầu tư chiến lược mới vào đầu tư.
“Tỉnh Vĩnh Phúc luôn trân trọng vị thế, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và mong muốn các nhà đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư chiến lược quan tâm, tìm hiểu và đầu tư nhiều hơn nữa vào địa phương”, ông Vũ Chí Giang nhấn mạnh.
Ông Masayoshi Fujimoto, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) cho biết, với những hỗ trợ từ các cấp chính quyền của tỉnh Vĩnh Phúc, việc triển khai thực hiện dự án Tổ hợp chăn nuôi và chế biến thịt bò Vinabeef Tam Đảo do Tập đoàn Sojitz liên doanh với Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thực hiện rất thuận lợi.
“Chúng tôi kỳ vọng sẽ xây dựng bò Tam Đảo thành một thương hiệu, như đặc sản bò địa phương của Nhật Bản. Thông qua việc xây dựng thương hiệu này sẽ xây dựng được một tài sản vô hình và hữu hình mang lại giá trị cao cho bò Tam Đảo và người dân nơi đây. Đồng thời xem xét mở rộng đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại trong chế biến, đóng gói thực phẩm”, ông Masayoshi Fujimoto nói.
Đông đảo doanh nghiệp, chuyên gia, nhà quản lý tham dự Hội nghị. |
Định hướng phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc phù hợp với chiến lược phát triển của Vinamilk
Chia sẻ thêm về dự án này, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết: “Cùng với văn hóa ẩm thực, công nghệ chăn nuôi và chất lượng Nhật Bản của Tập đoàn Sojitz, chúng tôi tự tin sẽ đem lại hiệu quả, thành công bắt đầu tại Vĩnh Phúc. Chúng ta có quyền hi vọng, ước mơ về thương hiệu thịt bò Tam Đảo một ngày nào đó sẽ nổi danh như thuong hiệu thị bò Kobe của Nhật”.
Theo bà Mai Kiều Liên, Vĩnh Phúc là địa phương có truyền thống nông nghiệp lâu đời, có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm đô thị lớn của đồng bằng sông Hồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, môi trường đầu tư thuận lợi cũng như định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp đi đôi với công nghiệp, dịch vụ của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc rất phù hợp với chiến lược phát triển của Vinamilk trong thời gian tới.
“Chúng tôi quyết tâm cao và rất kỳ vọng vào dự án này tại Vĩnh Phúc. Sự thành công của dự án sẽ là tiền đề tốt để có thể tiếp tục mở rộng đầu tư, hiện thực hóa chiến lược của chúng tôi trong những năm tới”, bà Mai Kiều Liên nhấn mạnh.
Trước đó, sáng ngày 8/3, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico) thuộc Công ty cổ phần sữa Việt Nam và Tập đoàn đa ngành Sojitz (Nhật Bản) tổ chức khởi công Tổ hợp chăn nuôi và chế biến thịt bò Vinabeef Tam Đảo. Quy mô hợp tác về vốn đầu tư giữa Vinamilk với Tập đoàn Sojitz xấp xỉ 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn 1.
Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, Vĩnh Phúc mong muốn có nhiều tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư chiến lược quan tâm tìm hiểu và đầu tư vào các lĩnh vực: công nghiệp máy tính, điện thoại và điện tử; công nghiệp bán dẫn; công nghiệp ô tô, xe máy điện, công nghiệp dược phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại dịch vụ, du lịch...
Đến hết năm 2022, trên địa bàn Vĩnh Phúc có 1.270 dự án, trong đó: 445 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,55 tỷ USD và 825 dự án DDI với tổng vốn đầu tư hơn 121 nghìn tỷ đồng. |