Xuống cấp trầm trọng
Chợ Bình Long có diện tích khoảng 18.000m2,ợBigravenhLongcầndiệnmạomớđội hình sassuolo gặp fiorentina gồm khu chợ chính và khu vực bến xe cũ. Chợ có 915 sạp kinh doanh của các tiểu thương, trong đó 268 sạp ở khu vực bến xe cũ, số còn lại trong khu chợ chính. Trong diện tích chợ chính, Nhà nước đã xây dựng các khu: nhà lồng thịt heo, nhà lồng vải, nhà lồng patin và khu vực thương nghiệp. Khu nhà lồng thịt heo và khu nhà lồng chợ vải được xây dựng sớm nhất, từ năm 1968.
Khu bán đồ tươi sống chợ Bình Long hoạt động trầm lắng
Đến nay, theo thời gian, tất cả khu kinh doanh trong chợ đều đã xuống cấp trầm trọng, trong lúc địa hình, địa vật có nhiều thay đổi theo sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Chợ Bình Long hiện không còn đáp ứng được các tiêu chí về an toàn phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, mật độ không gian các quầy, sạp buôn bán của tiểu thương…
Mong có nơi kinh doanh mới, hiện đại
Bà Phan Kim Ngân gắn bó với chợ Bình Long đã 32 năm nên quá hiểu về khu chợ này. Là hộ kinh doanh, buôn bán tạp hóa nhỏ, bà Ngân từng ngày chứng kiến sự xuống cấp của chợ Bình Long, kéo theo đó là lượng khách vào mua sắm ngày một vắng nên các tiểu thương kinh doanh thêm ế ẩm. Bà Ngân cho biết: “Chợ lồng xuống cấp quá nên khách ngại vào. Tôi hy vọng Nhà nước sớm chỉnh trang chợ cho khang trang và an toàn”. Chị Trần Thị Lâm buôn bán tại chợ cho biết thêm: “Khi trời mưa, chợ ngập khiến ướt hết quần áo, phải kê đồ cao lên, không để dưới thấp được”.
Bà Lâm Thị Thoa, tiểu thương có thâm niên kinh doanh hàng chục năm tại chợ Bình Long chia sẻ: Tiểu thương ở đây ai cũng mong muốn có chợ mới để tập trung buôn bán cho gọn gàng, sạch sẽ, chứ không mùa mưa ở đây vừa sình vừa ô nhiễm.
Bà Lâm Thị Thoa đang giãi bày với Trưởng ban quản lý chợ
Tiệm điện Tám Hồng tại chợ Bình Long là một trong nhiều hộ kinh doanh có nhà đất ổn định cho biết, gia đình nhiều năm qua nghe thông tin chính quyền cho xây dựng chợ mới. Còn chị Hồ Thị Mỹ Hoa thông tin: “Gia đình em nghe nói là làm chợ lâu rồi, cũng mong chợ được xây dựng mới để hạn chế những vụ hỏa hoạn, đường sá sạch sẽ, người dân đi chợ thuận tiện hơn”.
Ông Vũ Hồng Hải, Trưởng ban quản lý chợ Bình Long đồng quan điểm: Chợ cần được xây mới, chứ để thế này không được vì xảy ra rất nhiều bất cập. Tiểu thương buôn bán không thuận lợi, việc phòng, chống cháy nổ rất khó khăn, hạ tầng cơ sở cũng đã xuống cấp.
Cần tìm “tiếng nói chung”
Theo biên bản kiểm kê hiện trạng của tổ giúp việc UBND thị xã Bình Long: Các công trình xây dựng của nhân dân trong khu vực này, tạm khái toán là hơn 17 tỷ đồng, trong lúc giá trị sử dụng các công trình xây dựng do Nhà nước quản lý còn lại chưa đầy 350 triệu đồng.
Một góc chợ Bình Long khu bến xe cũ
Ông Đặng Hoàng Thái, Phó chủ tịch UBND thị xã Bình Long cho biết: “Chợ Bình Long đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho các tiểu thương cũng như người dân tham gia mua bán tại chợ. Thị ủy, UBND thị xã và các khối đoàn thể đã quyết tâm lên phương án xây dựng mới chợ Bình Long để đảm bảo thị xã có chợ phù hợp với đô thị Bình Long, vừa khang trang, sạch sẽ, hiện đại vừa đảm bảo tất cả tiểu thương đang kinh doanh tại chợ sẽ được ưu tiên kinh doanh tại chợ mới”.
Sự cần thiết, tính cấp bách của việc xây dựng chợ mới trên diện tích khu chợ cũ là điều nhân dân và các tiểu thương đang kinh doanh ở đây mong đợi. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là các cấp, ngành của thị xã cần tính toán chi tiết, hợp lý các giá trị tài sản liên quan của các tiểu thương đã xây nhà cửa, kinh doanh ổn định từ nhiều năm qua trong khu vực này; xây dựng các phương án kinh doanh cho tiểu thương sau khi chợ mới được xây dựng… Có như vậy, chính quyền mới tìm được “tiếng nói chung” với người dân trong khu vực này; đồng thời giải được bài toán xây dựng khu trung tâm thương mại tập trung, hay đơn giản là khu chợ truyền thống nhưng đáp ứng được yêu cầu hiện đại, tương xứng với vị thế, đà phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của thị xã Bình Long.