Việt Nam và Singapore bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại Kỹ thuật số Hướng tới khu thương mại kỹ thuật số châu Á |
Trong báo cáo của Nikkei cho biết,ỹmuốnhoãnđàmphánIPEFvềcácquytắcthươngmạikỹthuậtsốhang 2 mexico Mỹ muốn hoãn các cuộc đàm phán Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) về các quy tắc kỹ thuật số tiêu chuẩn cao do lo ngại Quốc hội Mỹ sẽ chỉ trích các cuộc đàm phán này vì mang lại lợi ích cho các công ty công nghệ khổng lồ.
Theo kế hoạch, cuộc họp của các bộ trưởng từ 14 quốc gia IPEF sẽ diễn ra vào ngày 13/11 và kéo dài hai ngày tại San Francisco. Nhưng trước đó, việc Mỹ miễn cưỡng thảo luận về các chi tiết cụ thể của một hiệp định kỹ thuật số xuất hiện trong bối cảnh lưỡng đảng ngày càng có những nghi ngại đối với ngành công nghệ.
David Boling, cựu Phó trợ lý đại diện thương mại Mỹ dưới thời chính quyền Trump, cho biết: Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa chỉ trích các công ty kỹ thuật số lớn. Không khí chính trị trong nước đang ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế. Mỹ hiện không sẵn lòng thúc đẩy các chính sách thương mại quốc tế giúp ích cho các công ty kỹ thuật số lớn.
Tổng thống Joe Biden đưa ra ý tưởng thành lập IPEF vào tháng 10/2021 và hiện có các thành viên gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Nhưng IPEF không đề cập đến việc bãi bỏ hoặc giảm thuế. Thay vì giảm thuế, các thành viên như Nhật Bản, Australia và Singapore tìm cách tạo ra các quy tắc tiêu chuẩn cao cho nền kinh tế kỹ thuật số - chẳng hạn như những quy tắc được nêu trong Hiệp định thương mại Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP đưa ra các quy định chi tiết nhằm thúc đẩy chuyển giao dữ liệu giữa các quốc gia thành viên.
Các quy định cũng cấm các thành viên yêu cầu các doanh nghiệp khi tham gia vào một thị trường cụ thể phải tiết lộ hoặc chuyển giao mã nguồn. Nhưng vì Washington không phải là thành viên của CPTPP nên các quy tắc kỹ thuật số có phạm vi tiếp cận hạn chế. Trong giới công nghiệp, các quy tắc IPEF trên diện rộng bao gồm cả Mỹ được dự đoán sẽ nâng cao cơ hội kinh doanh.
Các thành viên IPEF có thể tổ chức nhiều cuộc đàm phán hơn trong tương lai, nhưng sự miễn cưỡng mạnh mẽ từ Mỹ làm dấy lên lo ngại, các cuộc thảo luận chuyên sâu về các quy tắc kỹ thuật số sẽ vẫn bị gác lại. Tổng thống Biden đã xây dựng một khuôn khổ kinh tế bao gồm nhiều quốc gia mới nổi như Ấn Độ và Indonesia. Tuy nhiên, chương trình nghị sự kinh tế của chính quyền Mỹ hiện bị che mờ bởi chủ nghĩa bảo hộ. Washington không chỉ né tránh các cuộc đàm phán thương mại liên quan đến thuế quan mà Mỹ còn đang ngày càng hướng nội khi đề cập đến lĩnh vực kỹ thuật số.
Vào cuối tháng 10, Mỹ cho biết họ sẽ ngừng hỗ trợ việc hoạch định quy tắc thương mại kỹ thuật số tại Tổ chức Thương mại thế giới. Điều này thể hiện sự khởi đầu rõ ràng từ quỹ đạo thúc đẩy các quy tắc kỹ thuật số xuyên biên giới như các quy tắc trong Thỏa thuận Mỹ - Mexico - Canada và Hiệp định Thương mại kỹ thuật số Mỹ - Nhật Bản. Một số người trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ chỉ trích sự thay đổi lập trường này.
IPEF đang tham gia vào các cuộc thảo luận về 4 trụ cột bao gồm: Chuỗi cung ứng, nền kinh tế sạch, nền kinh tế công bằng và thương mại bao gồm cả lĩnh vực kỹ thuật số. Vào tháng 5, các thành viên IPEF đã đạt được thỏa thuận về tăng cường chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng. Các cuộc đàm phán đang diễn ra đối với 3 lĩnh vực còn lại và các thành viên hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận trong cuộc họp vào giữa tháng 11.