【bdkq cup tbn】Thủ tướng: Xóa ngay ‘quan hệ thân hữu, ưu đãi ngầm’ trong kinh doanh
Trong hai ngày 2-3/12,ủtướngXóangayquanhệthânhữuưuđãingầbdkq cup tbn tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2016-2021.
Dự và phát biểu tại Đại hội sáng 3/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao vai trò của Hiệp hội DNNVV trong việc tập hợp, kết nối, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp và giữ vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với các cấp chính quyền.
Thủ tướng chúc mừng Hiệp hội đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và các đồng chí đã trúng cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2016-2021 của Hiệp hội, do đồng chí Nguyễn Văn Thân, một doanh nhân thành đạt, là đại biểu Quốc hội, làm Chủ tịch Hội khóa 14.
Điều đầu tiên là thay đổi tư duy, cách tiếp cận
Tại Đại hội, Thủ tướng đã trao đổi với Hiệp hội DNNVV 3 vấn đề.
Thứ nhất là Đảng và Chính phủ đã, đang và sẽ làm gì để phát triển doanh nghiệp và Hiệp hội.
Thủ tướng cho rằng, điều cần làm đầu tiên và quan trọng nhất là thay đổi về tư duy và cách tiếp cận. Với một tinh thần mới, cách tư duy mới, Chính phủ đã trực tiếp đối thoại, lắng nghe doanh nghiệp, trên cơ sở đó ban hành các Nghị quyết số 19/NQ-CP, số 35/NQ-CP và hoàn thiện Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp vừa qua.
Chính phủ xác định trọng tâm trách nhiệm của mình là cải cách thể chế, xây dựng chính sách, thực hiện chiến lược và quy hoạch. Trong chỉ đạo và điều hành phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, xóa bỏ cơ chế "xin-cho", “duyệt-cấp", lợi ích nhóm, sân sau, tham nhũng, trục lợi...
Thủ tướng nhấn mạnh, cần có sự thay đổi nhận thức một cách căn bản và sâu sắc, phải thực sự lấy kinh tế tư nhân là một động lực hết sức quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phải tạo ra một môi trường bình đẳng và minh bạch, DNNVV mới có đầy đủ cơ hội để phát triển và thành công. Môi trường kinh doanh bình đẳng không chỉ giữa các khu vực kinh tế với nhau mà còn cần bình đẳng ngay trong mỗi khu vực, nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Xây dựng môi trường liêm chính.
Phải xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính, xóa bỏ tư tưởng quan hệ tốt với chính quyền sẽ có cơ hội tiếp cận tốt hơn các tài nguyên, đất đai, thể chế và các ưu đãi ngầm, không chỉ giữa các khu vực kinh tế với nhau mà còn bình đẳng ngay trong mọi khu vực. Đây là thông điệp mạnh mẽ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi tới đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp.
“Nhân đây tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân hãy nói không với tiêu cực, thực hiện kinh doanh với tinh thần liêm chính, không tiếp tay cho tiêu cực, nhũng nhiễu”, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân hãy nói không với tiêu cực, thực hiện kinh doanh với tinh thần liêm chính, không tiếp tay cho tiêu cực, nhũng nhiễu. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Không phải đơn thuần thu hội phí với bộ máy tổ chức nặng về hành chính sơ cứng
Thứ hai, Thủ tướng trao đổi một vài điểm gợi mở về hoạt động của doanh nghiệp và của Hiệp hội.
Về vai trò và vị thế của Hiệp hội DNNVV, Thủ tướng mong muốn Hiệp hội phải xác định luôn mang lại lợi ích chính đáng và thiết thực cho các thành viên, chứ không phải là đơn thuần thu hội phí với các hoạt động nghèo nàn và bộ máy tổ chức nặng về hành chính sơ cứng.
“Chúng ta cần tạo điều kiện thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tôi mong chờ trong số các thành viên Hiệp hội chúng ta sẽ sớm có những thành viên trở thành doanh nghiệp lớn như thế. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng của Hiệp hội, không chỉ phát triển về số lượng mà cả về chất lượng, thể hiện qua việc các thành viên phát triển nhanh, bền vững. Hiệp hội là cái nôi, là bệ phóng cho những tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh của đất nước trong những năm tới”, Thủ tướng tin tưởng.
Cho rằng những cái bắt tay giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia có thể ví như cuộc chơi của người bé nhỏ với gã khổng lồ, Thủ tướng nhấn mạnh, đó chính là con đường ngắn nhất, tốt nhất để doanh nghiệp chúng ta lớn nhanh và ghi tên mình vào chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng và phân phối toàn cầu. Vấn đề đầu tiên là phải khao khát và quyết tâm, phải chủ động tìm hiểu, chọn chiến lược thâm nhập, không thụ động đợi khách hàng, sẵn sàng đầu tư đổi mới công nghệ thích ứng.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Hiệp hội DNNVV. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Vấn đề thứ ba mà Thủ tướng trao đổi tại Đại hội là việc đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
“Doanh nghiệp Việt Nam ta phải làm gì để nâng cao năng lực của mình, để tận dụng mọi cơ hội từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4?”, Thủ tướng đặt vấn đề và cho rằng, đây chính là câu hỏi lớn mà Hiệp hội cùng các thành viên cần đưa ra câu trả lời. Thủ tướng cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&CN nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp để tiếp cận cơ hội và đối phó với thách thức.
“Chính phủ sẽ không ngừng tạo dựng, hoàn thiện một môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp ổn định và phát triển. Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố luôn quan tâm và sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân vượt qua khó khăn, thách thức, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước”, Thủ tướng khẳng định và bày tỏ mong muốn Hiệp hội thực sự trở thành “cầu nối” tin cậy của Nhà nước, Chính phủ tới cộng đồng các doanh nghiệp trong thực thi chính sách pháp luật, thực thi các phong trào xã hội và mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo chinhphu.vn