【kết quả cúp c1 tối nay】Lời giải cho các phòng khám đa khoa khu vực
Phòng khám Đa khoa Điền Hải đóng cửa hơn 3 năm nay
“Thoi thóp”
Được xây dựng cách đây hơn 10 năm,ờigiảichocácphòngkhámđakhoakhuvựkết quả cúp c1 tối nay PKĐK Điền Hải “đứng chân” tại xã Điền Hải, huyện Phong Điền là cơ sở y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh của người dân các xã Ngũ Điền, xã Phong Hải (huyện Phong Điền) và vùng lân cận. Lúc ấy, phòng khám được xây dựng bề thế, khang trang với các thiết bị khá hiện đại, như máy điện tim, máy xét nghiệm,… Sự ra đời của phòng khám này cũng giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên.
Theo thời gian, PKĐK Điền Hải xuống cấp, các thiết bị y tế hư hỏng, phòng khám phải tạm đóng cửa vì không đáp ứng được các điều kiện mới của một PKĐK theo quy định của Bộ Y tế. “Thấy một phòng khám bề thế nhưng cửa đóng im ỉm mấy năm nay khiến không chỉ tui mà nhiều người dân địa phương tiếc nuối về sự lãng phí. Người dân thì cần nhiều hơn những cơ sở khám chữa bệnh hiện đại nhưng một PKĐK lại đóng cửa và không rõ dừng hay còn hoạt động trong tương lai”, ông C.V.V (xã Điền Hải) bày tỏ.
Lý giải về việc tạm đóng cửa PKĐK Điền Hải, bác sĩ chuyên khoa (BSCK) II Nguyễn Đức Lợi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền thông tin: “Đây là PKĐK khu vực duy nhất còn tồn tại trên địa bàn huyện nhưng sự lạc hậu về phương tiện máy móc, cơ sở vật chất và con người không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nên năm 2016 Sở Y tế yêu cầu tạm ngưng hoạt động chờ chủ trương cải tạo, sửa chữa”.
Cùng chung cảnh với PKĐK khu vực Điền Hải còn có nhiều PKĐK khác trên địa bàn tỉnh. Cách đây hơn 3 năm, PKĐK khu vực Hương Giang (huyện Nam Đông) cũng ngưng hoạt động vì cơ sở vật chất không đảm bảo.
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Nam Đông, PKĐK khu vực Hương Giang có hơn 10 giường bệnh và 10 cán bộ, bác sĩ, song số lượt khám bệnh chỉ 7 bệnh nhân/ngày. “Nếu đầu tư lại phòng khám này phải mất khoảng 20 tỷ đồng. Do hoạt động không hiệu quả nên chúng tôi đã có văn bản gửi Sở Y tế và UBND huyện xin phép ngưng hoạt động, trả lại cơ sở vật chất để sử dụng vào mục đích khác”, BSCK I Hồ Thư, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Đông cho biết.
Bên cạnh các PKĐK tạm ngưng hoạt động, một số phòng khám khác dù đang hoạt động cũng không hiệu quả, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh cũng sụt giảm đáng kể. “Tại địa phương có 2 PKĐK khu vực là Diên Đại và Thuận An. Trong 3 năm trở lại đây, số lượng bệnh nhân đến các phòng khám này giảm hẳn. Ngoài ra, cơ sở vật chất và chức năng hiện nay của các phòng khám không hơn gì các trạm y tế nên chất lượng khám bệnh không cao”, BS CK II Trương Như Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang chia sẻ.
Rà soát, sắp xếp lại
Toàn tỉnh có gần 10 PKĐK khu vực, nhưng theo lãnh đạo Trung tâm Y tế tuyến nhiều huyện, việc đóng cửa các PKĐK khu vực như một lẽ tất yếu trong điều kiện hiện nay. Theo quy định của Bộ Y tế, các PKĐK khu vực không được phép điều trị nội trú, điều này dẫn đến chức năng của những cơ sở y tế này không khác gì trạm y tế phường, xã. Ngoài ra, lý do thông tuyến, các phòng khám tư nhân trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh là những nguyên nhân dẫn đến sự thụt lùi của PKĐK khu vực.
“Người dân có quyền lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh và họ đủ phương tiện để di chuyển trong khi các PKĐK khu vực bị giảm chức năng và không được đầu tư khiến nhiều phòng khám hoạt động không hiệu quả. Trước thực tế này, chúng tôi cũng đề xuất sáp nhập các PKĐK theo Nghị quyết 19 của Bộ Chính trị để tránh lãng phí”, BS CK II Trương Như Sơn nói.
Theo tìm hiểu, khi Bộ Y tế ban hành các quy định đối với PKĐK khu vực của Nhà nước phải bảo đảm tiêu chuẩn các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh… thì rất nhiều PKĐK trên địa bàn tỉnh lại không đáp ứng được. Và kinh phí đầu tư để đáp ứng các yêu cầu này cũng là bài toán nan giải. “Sau khi phòng khám tạm ngưng hoạt động, tất cả các thiết bị y tế, 10 giường bệnh tại đây được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Phong Điền; đội ngũ y bác sĩ cũng được điều chuyển đến công tác tại cơ sở y tế khác của địa phương lân cận. Năm 2018, Sở Y tế cũng bố trí gần 1 tỷ đồng để tu sửa lại các hạng mục xuống cấp của phòng khám. Vừa qua, chúng tôi cũng đã có cuộc họp bàn với Sở Y tế và có ý kiến mở cửa PKĐK Điền Hải trở lại, tuy nhiên vẫn chờ chủ trương, quyết định của Sở Y tế”, BS CK II Nguyễn Đức Lợi thông tin.
Ông Hoàng Văn Đức, Chánh Văn phòng Sở Y tế cho biết, nhiều PKĐK khu vực đang trong tình trạng không đủ điều kiện để cấp phép hoạt động theo quy định của Bộ Y tế. Theo đó, cơ sở khám, chữa bệnh này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về thiết bị, nhân lực và một số điều kiện về quản lý chất thải y tế… “Sở Y tế đang rà soát lại tất cả các PKĐK trên địa bàn tỉnh về điều kiện lẫn chức năng hoạt động để đánh giá lại các PKĐK khu vực, sau đó trình UBND tỉnh xem xét. Khi đó mới có chủ trương hay các phương án cụ thể cho những cơ sở y tế này”, ông Đức nói.
Bài, ảnh:L.Thọ