Hiệp hội Bản quyền ghi âm Việt Nam – RIAV mới đây đã có văn bản than phiền về thái độ bất hợp tác của 3 website âm nhạc trực tuyến hàng đầu là Nhạc Vui của Công ty cổ phần 24H,ắcrốibảnquyềnnhạcsốkq trận chelsea Nhạc Của Tui của Công ty cổ phần NCT và Nhạc Số của Công ty FPT!
Trong văn bản với lời lẽ đầy thống thiết, RIAV kể lể rằng, từ tháng 7-2013 thì hợp đồng giữa RIAV và các đối tác trên đã kết thúc. Phía RIAV tích cực muốn tiếp tục hợp tác, nhưng quá trình đàm phán không được 3 website âm nhạc kia thiện chí thúc đẩy. RIAV yêu cầu Nhạc Vui, Nhạc Của Tui và Nhạc Số gỡ bỏ khoảng 40 ngàn bài hát trong kho nhạc thuộc bản quyền của RIAV!
Ngược dòng thời gian, ai cũng ấn tượng với cột mốc: Tại hội thảo “Nhạc số Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” diễn ra ngày 15-8-2012, các đơn vị kinh doanh nhạc số đã nắm chặt tay trước giới truyền thông để thể hiện quyết tâm thực hiện bản quyền nhạc số tại nước ta từ ngày 1-11-2012. Đáng tiếc sau màn chào sân ngoạn mục, bản quyền nhạc số chỉ tồn tại như một nỗi ngao ngán. Theo dự kiến, mỗi năm bản quyền nhạc số sẽ thu được gần 1.000 tỷ đồng, nhưng MVCorp – đơn vị được RIAV ủy quyền đứng ra thu phí, chỉ thu được ngót nghét 100 triệu sau… 5 tháng triển khai. Bẽ bàng, MVCorp xin thanh lý hợp đồng với RIAV, và vấn đề bản quyền nhạc số lại bị thả nổi không thương tiếc!
Sau mấy tháng giằng co, Nhạc Vui, Nhạc Của Tui và Nhạc Số quay lưng với bản quyền nhạc số vì họ không tìm thấy tiếng nói chung với đơn vị mới được RIAV ủy quyền đứng ra thu phí là VNG. Tuy nhiên, số tiền thu đối với từng sản phẩm âm nhạc trực tuyến như thế nào không quay trọng bằng phương thức thanh toán.
Khi mỗi website áp dụng một cách thanh toán khác nhau, qua thẻ điện thoại, qua internet banking, qua SMS hoặc qua website thanh toán thứ ba, thì chuyện tiền bạc trở nên rắc rối và khó kiểm soát. Đa phần người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen trả tiền cho các dịch vụ trực tuyến, nên khi phải đắn đo để nghe một bài hát có thu phí thì công chúng chuyển sang… các website miễn phí cho đỡ phiền phức và đỡ tốn kém!
Bản quyền nhạc số sẽ không bao giờ thực hiện được, nếu giới biểu diễn vẫn muốn đi tắt đến khán giả. Để bài hát mới nhanh chóng đến với người nghe, nhạc sĩ và ca sĩ đều đưa lên mạng cho thiên hạ thưởng thức “chùa”. Khi bài hát mới được nghe “chùa” mà bài hát cũ phải trả tiền thì phi lý quá, chả ai dại chứng tỏ mình là người văn minh một cách vô điều kiện!
LTN