【đội hình juventus gặp verona】Nan giải bài toán chống ngập

Báo Cà Mau(CMO) Mưa kéo dài những ngày qua làm cho nhiều tuyến đường của TP Cà Mau ngập sâu cục bộ. Câu chuyện chống ngập, giải quyết ô nhiễm môi trường khiến các cơ quan chức năng đau đầu, bởi giải pháp xử lý dứt điểm thực trạng này vẫn còn khá mù mờ.

Sụp lún đất, hạ tầng hệ thống cống thoát nước còn hạn chế, triều cường cao, tốc độ đô thị hoá nhanh… là hàng loạt những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng của TP Cà Mau đã được chỉ ra.

Với sự tài trợ của tổ chức Đức, một khảo sát đã được tiến hành từ năm 2016-2019. Theo thống kê của khảo sát này cho thấy, trên địa bàn thành phố có những nơi bị sụp lún từ 25-30 cm so với trước. Hiện tượng sụp lún này kéo theo hạ tầng đường, cống cũng xuống cấp, dẫn đến hiện tượng ngập úng cục bộ.

Điều kiện tự nhiên của tỉnh khi mưa lớn thường kết hợp với triều cường cao, trong khi đó hệ thống thoát nước hiện nay của thành phố chủ yếu dựa vào nguyên tắc về sự chênh lệch cao độ từ nhà ra sông. Do đó, mưa lớn mà có triều cường khiến việc thoát nước rất chậm, thậm chí không thoát được nên xảy ra tình trạng ngập cục bộ.

Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Cà Mau ngập sâu. (Ảnh chụp đường Đề Thám, Phường 2, TP Cà Mau, ngày 12/7).

Những năm gần đây, TP Cà Mau có tình trạng ngập ngày một nhiều hơn so với các năm trước đó. Để lý giải cho vấn đề này, có lẽ chỉ có một nguyên nhân chính là tốc độ đô thị hoá cao. Một thí dụ cụ thể để có thể hình dung được là tuyến đường Nguyễn Tất Thành (Phường 8) hay đường Nguyễn Trãi (Phường 9), trước đây khi có mưa lớn điều chảy tràn ra sông, ra ruộng, còn với mật độ xây dựng kín như hiện nay thì tất cả lượng nước mưa đều đổ dồn về các hệ thống cống nên quá tải.

Theo thống kê, hiện nay mực nước của hệ thống cống trên địa bàn thành phố và mực nước trên các sông chỉ chênh lệch khoảng 20-30 cm, cao độ thấp nên tốc độ thoát rất chậm. Ngoài ra, trước đây có thời điểm TP Cà Mau tiến hành cống hoá các kênh mương, tiêu biểu như Kênh 16, kênh Đường Củi phần nào gây ra tình trạng ngập. Bởi để hạn chế được ngập thì làm sao từ nơi thoát nước đến điểm thoát phải ngắn nhất.

TP Cà Mau là nơi hội tụ của 4 con sông và 1 con rạch, để tận dụng lợi thế này trong việc chống ngập, ông Lê Tuấn Hải, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết, nhiều năm qua thành phố đã nghiên cứu và tìm nhiều giải pháp chống ngập, nhưng đây là vấn đề vô cùng khó khăn. Giải pháp mà TP Cà Mau dự kiến lựa chọn trong thời gian tới là tôn cao và sử dụng cống một chiều trên các sông, rạch để tự động đóng khi triều cường dâng, cùng với đó là kết hợp với bơm cưỡng bức. Trước mắt, thành phố chỉ đạo các xã, phường khi có mưa lớn tiến hành kiểm tra các hố thu nước không để xảy ra tình trạng ùn ứ rác và nạo vét các hệ thống cống thoát nước. Tuy nhiên, công việc này lẽ ra được tiến hành 2 lần 1 năm thì cũng chỉ được làm 1 lần mỗi năm do nguồn kinh phí còn hạn chế.

Ngập úng cục bộ không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại, giao thương của người dân, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông... mà còn gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động nuôi thuỷ sản của người dân. Nhất là trong điều kiện trên địa bàn TP Cà Mau vẫn còn nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến thuỷ sản nằm xen lẫn trong các khu dân cư.

Ngập úng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là nguyên nhân làm cho nhiều tuyến đường hư hỏng nặng. (Ảnh chụp đường Mậu Thân, Khóm 6, Phường 9, TP Cà Mau, ngày 12/7).

Câu chuyện ngập úng cục bộ, nước thải do các nhà máy, xí nghiệp và nước thải do sinh hoạt nếu không được kiểm soát tốt thì ảnh hưởng lớn đến đời sống, đến sản xuất, kinh doanh của chính người dân. Do đó, trong điều kiện thực tế còn khó khăn như hiện nay, chính người dân cần cùng cộng đồng trách nhiệm mới kiểm soát được môi trường để cùng phát triển./.

 

Nguyễn Phú